Con cái nhận thừa kế tài sản từ bố mẹ ruột là điều hiển nhiên và được pháp luật công nhận. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi; liệu con riêng của chồng có được nhận di sản thừa kế từ mẹ kế không?. Bài viết này của Luật sư X sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Di sản thừa kế là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Quyền, nghĩa vụ của mẹ kế và con riêng của chồng
Quan hệ giữa mẹ kế; và con chồng giờ đây cũng giống như quan hệ giữa mẹ con ruột bình thường; nên Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về mối quan hệ giữa mẹ kế; và con riêng của chồng và cũng quy định họ phải thực hiện các nghĩa vụ; và quyền đối với con
Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng; mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.
Theo quy định này thì quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc; giáo dục con riêng của mẹ kế cũng giống như quyền; và nghĩa vụ của mẹ ruột đối với con ruột. Và đồng thời thì con riêng cũng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng mẹ kế giống như quyền; và nghĩa vụ của con ruột đối với mẹ ruột. Vậy liệu con riêng của chồng có thể được nhận thừa kế di sản của mẹ kế?
Con riêng của chồng có được nhận di sản thừa kế từ mẹ kế không?
Việc con riêng của chồng có được nhận thừa kế di sản của mẹ kế sẽ có hai trường hợp xảy ra:
- Thừa kế theo di chúc: việc con riêng có được nhận di sản thừa kế từ mẹ kế hay không sẽ phụ thuộc vào ý chí và mong muốn của mẹ kế. Nếu như trong nội dung di chúc của mẹ kế có quy định con riêng được nhận di sản thừa kế thì trường hợp này con riêng nghiễm nhiên được hưởng phần di sản thừa kế đó.
- Thừa kế theo pháp luật: thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi mẹ kế không để lại di chúc; hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Trong trường hợp này thì con riêng có thể được hưởng di sản thừa kế của mẹ kế nếu đáp ứng được quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự.
Như vậy; để có thể được hưởng một phần di sản thừa kế thì người con riêng của chồng cần phải đưa ra các chứng cứ chứng minh giữa mẹ kế và mình có mối quan hệ chăm sóc; nuôi dưỡng nhau như mẹ con; cụ thể thì các chứng cứ có thể là sổ hộ khẩu gia đình ghi quan hệ cha con; bạn có phụng dưỡng ông lúc tuổi già; xác nhận của địa phương nơi bạn cư trú,… Ngoài ra theo quy định trên thì nếu đáp ứng được điều kiện mà pháp luật yêu cầu thì người con riêng còn có thể được hưởng thừa kế thế vị.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi hay không?
- Phân chia di sản thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Con riêng của chồng có được nhận di sản thừa kế từ mẹ kế không?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khi người chồng mất, không để lại di chúc thì di sản thừa kế của người chồng sẽ được chia theo pháp luật. Chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, con riêng của chồng là người hưởng thừa kế theo pháp luật. Do đó, người này vẫn được hưởng thừa kế khi người chồng mất mà không có di chúc để lại.
Trong trường hợp để nhận di sản thừa kế từ cha mẹ để lại, bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Trường hợp tất cả các thừa kế đã thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thì thừa kế thì có thể đến tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có thửa đất để làm văn bản khai nhận di sản thừa kế. Sau khi có văn bản thừa kế, người được hưởng di sản có thể đến Văn phòng đăng ký nhà đất để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.
Trường hợp tất cả các thừa kế đã thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thì không cần khởi kiện. Trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về quyền thừa kế, phân chia di sản thừa kế thì có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu Tòa án giải quyết.