Xin chào luật sư. Tôi vừa trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng công chức và được phân về cấp xã làm việc. Theo tôi được biết thì công chức khi mới được tuyển dụng sẽ phải thực hiện chế độ tập sự. Vậy xin hỏi quy định của pháp luật như thế nào về chế độ tập sự của công chức? Thời gian tập sự là bao lâu? Công chức tập sự có được hưởng phụ cấp công vụ không? Khi nào thì được bổ nhiệm công chức? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Tập sự là khoảng thời gian mà công chức khi mới được tuyển dụng phải thực hiện để làm quen với chức trách, nhiệm vụ và nơi làm làm việc. Trong thời gian tập sự, công chức tập sự sẽ phải tuân thủ theo cá nhiệm vụ và nội dung tập sự, sẽ được hướng dẫn bởi người được phân công và là căn cứ để đánh giá chất lượng tập sự. Bên cạnh đó công chức tập sự cũng được hưởng các chế độ chính sách với người tập sự. Vậy cụ thể pháp luật quy định như thế nào về chế độ tập sự của công chức? Trong thời gian tập sự công chức được hưởng những chế độ gì? Có được hưởng phụ cấp công vụ với công chức? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Công chức tập sự có được hưởng phụ cấp công vụ không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019
- Nghị định 138/2020/NĐ-CP
- Nghị định 34/2012/NĐ-CP
Công chức tập sự là gì?
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 quy định:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Bên cạnh đó theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì:
“1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.”
Từ đó có thể hiểu công chức tập sự là người được tuyển dụng vào công chức khi đủ các điều kiện theo luật định và đã thông qua kỳ thi tuyển/ xét tuyển công chức, đang trong thời gian tập sự làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Công chức phải thực hiện chế độ tập sự trước khi trở thành một người công chức chính thức, có đủ các kiến thức, khả năng và kinh nghiệm để hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao.
Quy định về việc tập sự của công chức
Việc tập sự của công chức được quy định tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo đó:
Thời gian tập sự
Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định:
“Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
c) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.”
Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử người thực hiện chế độ tập sự tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn thiện tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước được tính vào thời gian tập sự.
Theo quy định trên thì thời gian tập sự sẽ tuỳ thuộc vào loại công chức. Về việc phân loại công chức, khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 phân loại thành:
– Loại A: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
– Loại B: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.
– Loại C: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
– Loại D: Người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
Do đó người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương, người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên sẽ phải thực hiện chế độ tập sự trong khoảng thời gian trên.
Nội dung tập sự
Trong quá trình tập sự, người tập sư cần thực hiện các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
– Nắm vững quy định của pháp luật về công chức; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
– Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
– Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Trường hợp được miễn chế độ tập sự
Những trường hợp không cần thực hiện chế độ tập sự theo Khoản 5 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng.
Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm.
Công chức tập sự có được hưởng phụ cấp công vụ không?
Để xem công chức tập sự có được hưởng phụ cáp công vụ hay không thì ta cần phải tìm hiểu về chế độ, chính sách mà công chức tập sự sẽ được hưởng.
Chế độ, chính sách đối với người tập sự
Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định:
“1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
c) Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.”
Công chức tập sự có được hưởng phụ cấp công vụ?
Theo quy định trên thì trong thời gian tập sự thì công chức tập sự vẫn sẽ được hưởng các khoản phụ cấp theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên theo Điều 3 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp công vụ, các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm, bao gồm:
– Cán bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức;
– Công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;
– Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
– …….
Trong khi đó, công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan, nhưng công chức tập sự lại chưa được bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm với họ sẽ thực hiện sau khi họ hoàn thành chế độ tập sự và được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định bổ nhiệm.
Do đó công chức tập sự sẽ không được hưởng phụ cấp công vụ.
Phụ cấp công vụ với công chức được quy định như thế nào?
Với phụ cấp công vụ của công chức sẽ được quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP:
1. Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
3. Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.
4. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này.”
Trong đó, mức phụ cấp công vụ được quy định tại Điều 3 nghị định trên là bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Công chức tập sự có được hưởng phụ cấp công vụ không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về các thủ tục giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh và muốn tham khảo về mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh cũng như sử dụng các vấn dịch vụ pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mã số thẻ cán bộ công chức viên chức là gì?
- Bằng trung bình có được thi công chức không?
- Nên thi công chức hay viên chức năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 23 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
1. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này; người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự và nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.
Do đó công chức tập sự sẽ được bổ nhiệm sau khi hoàn thành thời gian tập sự và được người đứng đầy cơ quan quản lý công chức quyết định khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Theo Điều 24 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về huỷ bỏ quyết định tuyển dụng công chức:
1. Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định bằng văn bản huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tập sự bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng được cơ quan sử dụng công chức trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Có thể thấy trong thời gian tập sự nếu công chức tập sự không đạt yêu cầu thì vẫn có thể bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.
Theo như Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được áp dụng các loại phụ cấp sau đây:
1. Phụ cấp kiêm nhiệm
2. Phụ cấp thâm niên vượt khung
3. Phụ cấp khu vực
4. Phụ cấp trách nhiệm công việc
5. Phụ cấp lưu động
6. Phụ cấp theo nghề
7. Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn