Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là tôi có một căn nhà, nay muốn cho người khác thuê lại, hai bên đã thỏa thuận xong giá cả cho thuê và quyết định sẽ đi công chứng hợp đồng thuê nhà này. Tôi thắc mắc không biết rằng khi công chứng hợp đồng thuê nhà cần những gì? Chúng tôi sẽ đến đâu để thực hiện công chứng hợp đồng thuê nhà này và thủ tục thực hiện ra sao? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Công chứng là gì?
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Khoản 3 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định những người có quyền yêu cầu công chứng gồm có:
“- Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này.“
Hình thức của hợp đồng thuê nhà
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể hiểu Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng dân sự, theo đó, bên cho thuê nhà có nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê nhà sử dụng trong thời hạn thỏa thuận và bên thuê nhà có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định về hình thức của hợp đồng thuê nhà, chi tiết như sau:
Tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng nhà ở sẽ do các bên thỏa thuận và phải lập thành văn bản, gồm các nội dung sau:
– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
– Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
– Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
– Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Cam kết của các bên;
– Các thỏa thuận khác;
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng, chứng thực?
Pháp luật hiện hành không yêu cầu bắt buộc bên thuê và bên cho thuê phải công chứng hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người lựa chọn công chứng để tránh rủi ro khi xảy ra tranh chấp. Chi tiết quy định này như sau:
Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp có yêu cầu từ các bên của hợp đồng. Tuy nhiên khuyến khích cá nhân, tổ chức khi thuê nhà chứng thực, công chứng hợp đồng thuê nhà để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà.
Công chứng hợp đồng thuê nhà cần những gì?
Căn cứ Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, khi công chứng hợp đồng thuê nhà ở phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:
Bên cho thuê nhà | Bên thuê nhà |
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. – Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân). – Hợp đồng thuê nhà đã soạn sẵn (nếu không thuê văn phòng công chứng soạn thảo). – Hợp đồng ủy quyền (nếu được ủy quyền ký hợp đồng cho thuê). | – Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. |
Lưu ý: – Ngoài những giấy tờ trên, 02 bên cần có Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ. – Bản sao là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực. – Những giấy tờ yêu cầu bản sao cần mang bản chính để công chứng viên đối chiếu. – 02 bên có thể tự soạn thảo hợp đồng thuê nhà sẵn, nếu không soạn thảo được thì có thể văn phòng công chứng soạn thảo (có thu phí). |
Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà năm 2023 như thế nào?
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hai bên phải mang đầy đủ giấy tờ đến văn phòng công chứng có thẩm quyền.
Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng thì công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ:
– Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung theo quy định.
Công chứng viên giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng.
Bước 2: Thực hiện công chứng
– Công chứng viên soạn thảo hợp đồng nếu các bên yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo hợp đồng hoặc kiểm tra dự thảo hợp đồng các bên đã soạn sẵn.
– Người yêu cầu công chứng đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.
– Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng, phải ký trước mặt công chứng viên.
– Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.
– Công chứng viên ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 khi công chứng hợp đồng thuê nhà cần những gì?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thủ tục xin đi nước ngoài của công chức. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục đăng ký kết hôn
- Năm 2022, làm thủ tục ly hôn ở đâu theo quy định?
- Ly hôn thuận tình là gì? Hồ sơ, thủ tục như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản (tại đây là nhà ở) cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn và bên thuê phải trả tiền thuê.
Đặt cọc không phải là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng thuê nhà. Người thuê và người cho thuê có quyền thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về đặt cọc trong hợp đồng. Việc đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo các bên trong hợp đồng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Thời hạn giải quyết việc Công chứng hợp đồng thuê nhà ở là trong ngày nhận hồ sơ đối với hợp đồng, văn bản về bất động sản trong trường hợp là hộ gia đình, cá nhân; Nếu nộp hồ sơ yêu cầu công chứng sau ba (03) giờ chiều thì việc công chứng được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hợp đồng, văn bản về bất động sản trong trường hợp là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.