Công chứng là gì?

bởi Luật Sư X
công chứng là gì

Có lẽ khái niệm công chứng không còn quá xa lạ gì đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là trong xã hội hiện nay thì việc công chứng càng trở nên quan trọng hơn. Vậy bản chất của công chứng là gì? Tại sao lại phải công chứng. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

CĂN CỨ

NỘI DUNG:

1. Công chứng là gì?

Thuật ngữ Công chứng được giải thích cụ thể qua Khoản 1 Điều 2 Luật Công Chứng 2014.Trong Luật này, từ ngữ được hiểu như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Như vậy có thể thấy khi làm bất kỳ những giấy tờ quan trọng thì công chứng có vai trò vô cùng quan trọng. Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Trong các trường hợp các bên không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.

Việc công chứng không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà trên phương diện kinh tế, còn giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.

2. Đặc điểm của công chứng

Căn cứ vào khái niệm về công chứng trên có thể thấy công chứng có những đặc điểm như sau:

Hoạt động công chứng do công chứng viên thực hiện. Theo đó Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định theo Luật Công chứng này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. 

  • Có bằng cử nhân luật;
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này.
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
  • Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Nội dung của công chứng:  Là  chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Ý nghĩa pháp lý của hoạt động công chứng: Là bảo đảm giá trị thực hiện cho các hợp đồng giao ý dịch, phòng ngừa tranh chấp và cung cấp chứng cứ nếu có tranh chấp xảy ra. 

3. Nơi có thẩm quyền công chứng

Có 2 hình thức tổ chức hành nghề công chứng là: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Về phòng công chứng được quy định được quy định tại Điều 24 Luật công chứng như sau:

  • Phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
  • Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
  • Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Về văn phòng công chứng được quy định tại Điều 26 Luật công chứng như sau:

  • Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập.
  • Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
  • Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên.
  • Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác. 

Như vậy trên đây là một số vấn đề pháp lý về công chứng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công chứng. Và nếu muốn công chứng thì có thể đến văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1.  LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm