Chào Luật sư, hiện nay sổ đỏ của tôi đang bị thất lạc. Tôi còn giữ bản công chứng sổ đỏ. Tôi đang định bán một mảnh đất để mở cơ sở kinh doanh. Tôi và bên mua có ra làm hợp đồng thì họ yêu cầu tôi phải đưa ra bản gốc rồi mới giao tiền. Hiện tại tôi cũng quên mất mình để sổ đỏ ở đâu nên đang tìm lại. Vậy trong trường hợp này thì sổ đỏ công chứng có giá trị thay thế được không? Công chứng sổ đỏ là gì theo quy định hiện nay? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Công chứng sổ đỏ là gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ quy định tại Điều 77 Luật Công chứng 2014, suy ra, sổ đỏ photo có công chứng được hiểu là việc công chứng viên thực hiện chứng thực bản sao sổ đỏ từ bản chính.
Theo đó, bản sao sổ đỏ được chứng thực từ sổ đỏ bản chính có giá trị sử dụng thay thế bản chính đã được sử dụng để đối chiếu trong các hợp đồng, giao dịch, trừ những trường hợp các bản sao được chứng thực không đúng trình tự, thủ tục luật định thì không có giá trị.
Một số ví dụ, bản sao sổ đỏ được công chứng viên chứng thực được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Sử dụng để đối chiếu, thay thế sổ đỏ bản chính khi thương lượng, thỏa thuận các giao dịch, hợp đồng như hợp đồng thuê nhà, thuê đất, thuê nhà xưởng trên đất… và sử dụng làm hồ sơ lưu tại tổ chức hành nghề công chứng/cơ quan có thẩm quyền chứng thực giao dịch, hợp đồng;
- Được sử dụng làm chứng cứ trước Tòa, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai, liên quan đến quyền sử dụng đất;
- Được sử dụng là một trong những tài liệu để của hồ sơ đăng ký biến động/sang tên/chuyển quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;…
Đây cũng được coi là những tác dụng cơ bản nhất của sổ đỏ photo có công chứng.
Vay tiền bằng sổ đỏ photo có được không?
Trước hết, căn cứ quy định tại Luật Đất đai 2013, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Nghị định 102/2017/NĐ-CP, khi thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, cơ quan có thẩm quyền phải ghi nhận thông tin này trên phần IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận tại trang 4 của sổ đỏ hoặc tại trang bổ sung của sổ đỏ (nếu tại trang 4 của sổ đỏ đã hết chỗ xác nhận).
Đồng thời, việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi nhận trong sổ địa chính, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Ngoài ra, hồ sơ đăng ký thế chấp theo quy định tại Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP bắt buộc phải có sổ đỏ bản chính đã cấp cho thửa đất, tài sản gắn liền với đất.
Nói cách khác, nếu chỉ có sổ đỏ bản đã được chứng thực từ bản chính thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không thể thực hiện xác nhận biến động theo quy định.
Và như vậy thì bạn không thể thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn vay tiền tại ngân hàng thì có thể sử dụng một trong những cách thức sau đây:
- Vay tiền không sử dụng tài sản thế chấp. Hay còn được gọi là vay không bảo đảm, vay tín chấp;
- Cấp lại sổ đỏ cho thửa đất đã bị mất. Sau đó, sử dụng sổ đỏ đã được cấp lại để thế chấp, vay ngân hàng;
Việc vay tiền bằng sổ đỏ photo để thế chấp là không thực hiện được. Nếu bạn vẫn muốn vay tiền tại ngân hàng thì có thể lựa chọn cách cấp lại sổ đỏ rồi đăng ký thế chấp hoặc vay tiền không tài sản bảo đảm tại ngân hàng.
Hiện nay có thể thực hiện công chứng sổ đỏ ở đâu?
Theo như quy định ghi tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực các chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, các cơ quan có thẩm quyền công chứng sổ đỏ, cụ thể:
Phòng Tư pháp
Công chứng sổ đỏ ở đâu, bạn có thể đến phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo đó thì trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định trên, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp. Khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm của phòng tư pháp như sau:
- Chứng thực bản sao từ bản gốc các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam đã liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
- Chứng thực chữ ký của người phiên dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến các tài sản là động sản;
- Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Ủy ban nhân dân
Để công chứng, chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chúng ta cũng có thể đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã). Theo quy định thì chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Khoản 2, Điều 5 quy định thẩm quyền và trách nhiệm, cụ thể:
- Công chứng bản sao từ những bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
- Công chứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc công chứng chữ ký người dịch;
- Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
- Công chứng hợp đồng, giao dịch liên hệ đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
- Công chứng hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
- Công chứng di chúc;
- Công chứng các văn bản từ chối nhận di sản;
- Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, văn bản khai nhận tài sản mà các tài sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự
Tại quy định của Khoản 3 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực. Các viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện, cụ thể:
- Công chứng bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở Việt Nam liên hệ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
- Công chứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
- Công chứng chữ ký của người biên phiên dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
Công chứng viên
Công chứng sổ đỏ ở đâu, theo Khoản 4 Điều 5 Công chứng viên ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng, có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
Các trường hợp giấy tờ không được chứng thực hiện nay là gì?
Ngoài Công chứng sổ đỏ là gì, vấn đề giấy tờ không được chứng thực cũng được nhiều người quan tâm.
Một số giấy tờ có vi phạm một trong các nội dung sau sẽ không được chứng thực, cụ thể:
- Văn bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
- Văn bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
- Văn bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
- Văn bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Công chứng sổ đỏ là gì theo quy định hiện nay?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý về bồi thường khi thu hồi đất Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Điều kiện kinh doanh bất động sản năm 2023
- Hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản
- Quy định chung về hoạt động kinh doanh bất động sản
Câu hỏi thường gặp
Bản sao được hiểu đơn giản là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung trong sổ gốc còn bản photo công chứng lại là bản sao từ bản chính được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận tính chính xác so với bản chính.
Sổ đỏ công chứng về pháp lý sẽ có hiệu lực hỗ trợ thay thế cho bản chính ở một số trường hợp nhất định. Được pháp luật công nhận thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất.
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.