Xin chào Luât sư X, tôi năm nay 65 tuổi và đang bị bệnh nan y có vài mảnh đất và một số tài sản khác muốn để lại cho con cháu. Nhưng không biết nên chia theo di chúc hay theo pháp luật và công thức chia thừa kế thế nào. Xin được tư vấn.
Chào bạn, trong đời sống hiện đại ngày nay, khái niệm di chúc không còn là một khái niệm xa lạ đối với tất cả mọi người. Nhưng không phải ai cũng có những hiểu biết rõ ràng và chính xác đối với những vấn đề xoay quanh “di chúc”. Vậy công thức chia thừa kế theo di chúc và pháp luật theo quy định hiện nay là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái quát về di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết, căn cứ vào quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Điều 629. Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Chia di sản thừa kế
1. Xác định hình thức thừa kế:
Bước đầu tiên cần xác định khi chia di sản thừa kế đó là xác định rõ hình thức thừa kế: thừa kế theo luật hay thừa kế theo di chúc.
Nếu thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc thì phải xác định di chúc đó có hợp pháp hay không? có đảm bảo có giá trị hiệu lực hay không? Hay nói cách khác, chia di sản khi có di chúc phải đối chiếu các quy định của Bộ luật dân sự xem di chúc là loại di chúc nào? di chúc đó có đáp ứng các điều kiện có hiệu lực hay không?….
Nếu không có di chúc hoặc di chúc không có giá trị hiệu lực hoặc có người bị truất, không được hưởng, từ chối hưởng di sản thừa kế thì sẽ chia di sản, phần di sản thừa kế theo hình thức thừa kế theo luật.
2. Xác định người hưởng di sản thừa kế:
– Xác định hàng thừa kế:
Xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy tắc: hàng thừa kế thứ nhất – hàng thừa kế thứ hai – hàng thừa kế thứ ba. Chỉ khi nào không còn người thuộc hàng thừa kế trên thì người thuộc hàng thừa kế sau mới được hưởng.
– Xác định ai là người được cho hưởng di sản thừa kế, ai không được hưởng di sản.
Trong nội dung này cần làm rõ: ai được nhận di sản, ai không được hưởng do: bị truất quyền thừa kế, không được hưởng thừa kế, không được người chết đề cập tới (quan trọng nhất là xác định xem có vợ, chồng, bố, mẹ đẻ, con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi mất khả năng lao động mà không được hưởng hay không)…..
Phân chia di sản thừa kế theo di chúc
Phân chia di sản thừa kế theo di chúc là chia di sản thành các phần và giao cho những người thừa kế theo ý chí của người để lại di sản thể hiện trong di chúc.
Phân chia di sản theo di chúc là việc phân chia di sản thừa kế cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc. Việc phân chia di sản theo di chúc phải tuân theo các quy định sau:
Chia đều di sản cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc
Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc nhưng trường hợp nếu như di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trước khi chia di sản phải thực hiện định giá toàn bộ di sản thừa kế để xác định xem một phần di sản thừa kế khi được chia là bao nhiêu. Theo đó, mỗi người thừa kế được nhận phần di sản có giá trị bằng nhau.
Chia di sản theo tỷ lệ
Trường hợp người lập di chúc đã chỉ định những người thừa kế trong di chúc đồng thời xác định rõ ràng tỷ lệ nhận phần di sản của mỗi người là bao nhiêu trên tổng giá trị khối di sản trong di chúc đó thì sau khi định giá tài sản để xác định tổng giá trị của khối di sản thừa kế hiện còn vào thời điểm phân chia di sản, di sản được phân chia sẽ được chia cho người thừa kế dựa vào tỷ lệ mà họ được nhận
Chia di sản theo hiện vật
Cách phân chia di sản này được thực hiện trong trường hợp người để lại di sản đã xác định rõ trong di chúc về người thừa kế di sản nào được hưởng di sản là hiện vật gì một cách cụ thể.
Di sản sẽ được chia cho từng người thừa kế như di chúc đã định sẵn, người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra phải xem xét đến trường hợp có những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay không để tiến hành dành phần di sản thừa kế cho họ bằng hai phần ba suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật nếu như họ không được người viết di chúc cho hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc được hưởng ít hơn hai phần ba suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật.
Công thức chia di sản thừa kế theo di chúc
Cần xác định:
– Những người được hưởng di sản trong di chúc là ai? còn sống vào thời điểm mở thừa kế không?
Nếu có người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà mất trước thời điểm mở thừa kế thì phần thừa kế này được chia theo pháp luật.
Ví dụ: A để lại di chúc cho B, C, D mỗi người một phần bằng nhau là 40 triệu (tổng là 120 triệu). Tuy nhiên C lại chết trước thời điểm A chết nên phần di sản A để lại cho C sẽ được chia theo pháp luật.
(1) Chia theo di chúc:
B=C=D=40 triệu.
(2) Chia phần di sản mà C được hưởng theo pháp luật:
Trường hợp này chỉ còn B,D,E còn sống nên: B=D=E = 40 triệu/3 = 13,3 triệu
Như vậy:
B=D= 40 triệu + 13,3 triệu = 53,3 triệu
E = 13,3 triệu.
– Ai là người không được hưởng di sản thừa kế mà thuộc trường hợp pháp luật quy định dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng.
Ví dụ: Giả sử N và L vẫn còn sống. Trong di chúc A để lại chỉ để cho D (theo di chúc là 120 triệu), trong khi E dưới 18 tuổi, vợ và bố mẹ không được hưởng. Trường hợp này di sản thừa kế của A được chia như sau:
(1) Xác định di sản thừa kế mà D được hưởng:
D được hưởng toàn bộ di sản trị giá 120 triệu theo di chúc.
(2) Chia thừa kế cho các trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc:
Theo quy định của BLDS thì những người này được hưởng di sản thừa kế bằng 2/3 của một suất thừa kế.
(2.1) Trường hợp này đồng thừa kế thứ nhất của A gồm có 6 người: B,C,D,E,N,L.
Nên ta có:
1 suất di sản thừa kế = 120 triệu/6 = 20 triệu
(2.2) Chia di sản cho những người được hưởng không phụ thuộc vào di chúc:
B=E=N=L= 2/3 x 20 triệu = 13,3 triệu đồng.
Để đảm bảo cho những người trên được hưởng di sản buộc phải lấy tài sản của D. Nên số tiền mà D nhận được còn lại là:
120 triệu – (13,3 triệu x 4) = 66,7 triệu.
+ Nếu không có những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc hoặc họ đã chết… thì sẽ chia di sản cho những người có tên trong di chúc.
Ví dụ: A di chúc để lại di sản (120 triệu) cho B, E, N, L. Trường hợp này di sản được chia như sau:
B=E=N=L= 120 triệu/4 = 30 triệu.
Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Di sản thừa kế hiểu một cách đơn giản là phần tài sản của người chết. Trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định cụ thể việc chia di sản thừa kế theo pháp luật trong khi người chết không để lại di chúc thì di sản của người chết được chia theo hàng thừa kế, điều kiện và theo một trình tự mà pháp luật quy định.
Các hàng thừa kế này dựa theo các mối quan hệ của người chết mà họ có thể chia phần di sản để lại trên ý chí của họ: quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng,…. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế, con sinh ra hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Vì là thừa kế theo pháp luật nên đặt ra vấn đề là người con chưa được sinh ra đây phải có cùng huyết thống hay không, nên phải quy định thêm là thành thai trước khi người để lại di sản chết khi đấy mới chứng minh được mối quan hệ huyết thống của họ với nhau. Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hay do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng và con được sinh ra không quá ba trăm ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân (ly hôn, vợ hoặc chồng chết) được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Phân chia di sản theo pháp luật là chia di sản thành các phần bằng nhau và giao di sản cho những người ở cùng hàng thừa kế được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu chia bằng hiện vật; nếu không thể chia đầu bằng hiện vật thì những người thừa kế thỏa thuận về việc định giá hiện vật và người nhận hiện vật. Nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa được sinh ra thì phải dành một phần bằng phần di sản mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người đó khi sinh ra mà còn sống thì được hưởng; nếu người đó chết trước khi sinh ra thì người thừa kế khác được hưởng.
Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp đầu tiên mà ai cũng có thể hiểu một cách đơn giản là không có di chúc. Trường hợp này cũng dễ hiểu vì không có di chúc để lại có nghĩa là người chết không có căn cứ biểu đạt ý chí của bản thân bằng văn bản hay lời nói của mình để lại khối tài sản đó cho những người thân của mình trước khi chết, mà quyền sở hữu tài sản của một người là không thể tước bỏ họ có quyền định đoạt khối tài sản của mình. Vì vậy đơn giản có thể hiểu, pháp luật có thể dự theo các mối quan hệ của họ để từ đó suy xét nếu họ có thể để lại di chúc thì ai có thể hưởng di chúc ấy. Nên trong trường hợp nếu không có di chúc, pháp luật giải quyết chia tài sản theo pháp luật.
Tiếp theo là có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, theo quy định về hình thức của di chúc thì di chúc có hai hình thức được thành lập thành văn bản và di chúc miệng, di chúc hợp pháp được quy định cụ thể ở điều 630 Bộ luật dân sự 2015.
Pháp luật Dân sự cũng đặt ra trường hợp người được nhận di sản thừa kế (con) của người để lại di sản chết cùng thời thởi điểm hoặc chết trước người để lại di sản thừa kế thì cháu trong trường hợp này sẽ được thay vị trí của bố hoặc mẹ để hưởng phần di sản đó, chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế khi cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản chết, vấn đề này được quy định tại Điều 677, Bộ luật Dân sự năm 2015: Thừa kế thế vị.
Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật cũng đặt ra hai trường hợp đối với người thừa kế khi họ từ chối nhận di sản và không có quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại Điều 620, 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho người để lại di sản và người thừa kế.
Công thức chia di sản thưởng kế theo pháp luật
– Trường hợp này chỉ cần lấy di sản thừa kế của người chết chia đều cho các đồng thừa kế.
Ví dụ: A chết để lại tổng giá trị tài sản là 100 triệu đồng. A có 3 con: C,D,E;1 vợ còn sống là B, bố mẹ (N và L) hiện tại đều mất.
Trường hợp này cần xác định: con dù trên 18 hay dưới 18 tuổi đều được hưởng di sản. Theo đó, di sản của A được chia như sau:
B=C=D=E= 100 triệu / 4 = 25 triệu đồng.
– Mặt khác cần xác định xem có đồng thừa kế nào mất trước hoặc cùng lúc với thời điểm mở thừa kế không? Nếu có thì phần di sản của họ sẽ được dành cho các con và pháp luật gọi là thừa kế thế vị.
Vẫn từ ví dụ trên, đặt giả thiết C đã có vợ và 2 con là F và G. C chết trước khi A chết. Trường hợp này di sản thừa kế của A được chia như sau:
B= C (F=G) = D = E = 100 triệu /4 = 25 triệu đồng.
F = G = 25 triệu/2 = 12,5 triệu.
Có thể bạn quan tâm
- Làm lại hộ chiếu bị mất ở nước ngoài theo quy định 2022
- Đơn trình báo mất hộ chiếu ở nước ngoài theo quy định 2022
- Không có giấy đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?
- Tài sản sau hôn nhân đứng tên 1 người theo quy định 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Sự khác nhau cơ bản kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ là?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo công ty; thành lập công ty con; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; tra cứu thông tin quy hoạch…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Những người sau đây sẽ không được hưởng di sản thừa kế:
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; và
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, những người nêu trên vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu người để lại di sản đã biết hành vi của họ nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Trường hợp có người không đồng ý trong việc phân chia di sản, pháp luật ưu tiên và khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau. Nếu không tự thỏa thuận được với nhau thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp di sản thừa kế có tranh chấp là đất đai thì phải tiến hành hòa giải trước tại Ủy ban nhân dân (“UBND”) cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Di chúc bằng văn bản không công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện sau:
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; và
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.