Ngày 26-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận dự thảo Pháp lệnh Cựu chiến binh. Vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau là: Ai là cựu chiến binh? Dự thảo pháp lệnh quy định, cựu chiến binh gồm những người đã tham gia các đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm và cả những người đã tham gia các đơn vị vũ trang trong thời bình làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nay đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu. Bên cạnh đó, Luật sư X nhận được câu hỏi của bạn đọc cựu quân nhân khác cựu chiến binh như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để về nội dung nêu trên
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018
Cựu quân nhân khác cựu chiến binh như thế nào?
Hiện nay ở địa phương có thể thấy các Câu lạc bộ Cựu quân nhân được tổ chức ở cơ sở theo địa bàn thôn, ấp, tổ dân phố rất phổ biến. Bên cạnh đó vai trò của cựu quân nhân là hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Vậy để hiểu cựu quân nhân và cựu chiến binh khác nhau như thế nào? Chúng ta cần hiểu về khái niệm của 2 đối tượng nêu trên, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây
Cựu chiến binh là gì?
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT thì cựu chiến binh gồm những đối tượng sau:
1. Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP.
2. Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30/4/1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:
– Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp Bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp Bạn Lào sau ngày 30/4/1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
– Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30/4/1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.
Cựu quân nhân là gì?
Cựu quân nhân là những quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Cựu quân nhân là những quân nhân đã sống và làm việc sinh hoạt và được rèn luyện trong môi trường quân đội, sống có kỷ luật, hầu hết là trẻ, khỏe, có kỷ luật và hoài bão.
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và chú trọng đối với lực lượng cựu quân nhân. Theo nội dung Thông tư liên tịch số 127 ngày 24-8-2007 giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam về việc hướng dẫn vận động, tập hợp cựu quân nhân tham gia câu lạc bộ; Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam thì trên địa bàn các địa phương câu lạc bộ cựu quân nhân ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc với người dân.
Vai trò của cựu quân nhân
Cựu quân nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đây là lực lượng được tôi luyện bài bản, vì vậy việc quan tâm, tạo điều kiện để lực lượng này tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có là việc làm quan trọng và cần thiết.
Cựu quân nhân trở thành những điển hình làm kinh tế giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, tham gia bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội
Bên cạnh đó cựu quân nhân bằng chia sẻ kinh nhiệm từng trải của mình sống và làm việc sinh hoạt và được rèn luyện trong môi trường quân đội giúp vận động thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc.
Cựu quân nhân tham gia các phong trào, các cuộc vận động do chính quyền địa phương phát động, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị địa phương, đóng góp phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh.
Nguyên tắc hoạt động của cựu quân nhân trong các Câu lạc bộ cựu quân nhân
Có thể thấy vai trò ý nghĩa của cựu quân nhân là rất lớn nên việc tập hợp và gắn kết tình cảm đồng chí, đồng đội, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống tạo thành câu lạc bộ cho cựu quân nhân là cần thiết. Theo đó các câu lạc bộ cựu quân nhân căn cứ theo quy định HD số 45/HD-CCB về nội dung hướng dẫn Công tác vận động, tập hợp Cựu quân nhân ở cơ sở thì Nguyên tắc hoạt động của cựu quân nhân trong các Câu lạc bộ cựu quân nhân như sau:
– Câu lạc bộ cựu quân nhân được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng và sự quản lý của chính quyền cơ sở.
+ Câu lạc bộ tổ chức ở địa bàn thôn, ấp tổ dân phố, đặt dưới sự lãnh đạo và quản lý của cấp ủy và chính quyền cơ sở cùng cấp;
+ Câu lạc bộ ghép, Câu lạc bộ tổ chức ở cấp phường, xã, thị trấn đặt dưới dự lãnh đạo và quản lý của cấp ủy và chính quyền phường, xã, thị trấn.
– Chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
– Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về tài chính.
– Không được làm ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ và tổ chức khác theo pháp luật quy định.
– Các câu lạc bộ phải có quy ước hoạt động do tập thể Cựu quân nhân thảo luận thông qua phù hợp với nguyên tắc hoạt động trên đây và phải được cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập thông qua.
Mời bạn xem thêm bài viết
Phân chia di sản thừa kế trước năm 1990 theo quy định của pháp luật
Mẫu báo cáo tổng kết Chi hội cựu chiến binh mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cựu quân nhân khác cựu chiến binh như thế nào”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, quy trình công ty tạm ngừng kinh doanh, thủ tục tạm ngưng công ty hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin xác nhận độc thân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các bước tiến hành buổi kết nạp hội viên như sau:
Chào cờ (nếu hội trường có trang trí cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ);
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; Chi hội trưởng (Chủ tịch tổ chức cơ sở Hội nơi không có chi hội) đọc quyết định kết nạp hội viên của Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Hội; trao quyết định kết nạp hội viên và gắn Huy hiệu Hội CCB cho hội viên mới;
Hội viên mới nhận quyết định kết nạp hội viên và Huy hiệu Hội, phát biểu cảm tưởng;
Đại diện Hội cấp trên phát biểu (nếu có);
Kết thúc nội dung công bố kết nạp hội viên.
– Thủ tục kết nạp hội viên cần ngắn gọn, nguyên tắc, đúng với tính chất quần chúng của Hội; song phải bảo đảm yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn và đúng thủ tục.
– Người xin vào Hội phải được nghiên cứu và tán thành Điều lệ Hội. Báo cáo với tổ chức Hội về lý lịch bản thân(chứng minh thuộc đối tượng được xem xét kết nạp) và có đơn xin vào Hội.
– Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Hội (nơi không có Ban Chấp hành thì do hội nghị toàn thể hội viên) thảo luận; quyết định theo đa số. Những tổ chức cơ sở Hội có chi hội thì do chi hội đề nghị; tổ chức cơ sở Hội quyết định. Nơi có Phân hội thì Phân hội đề nghị, Chi hội xem xét, Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Hội quyết định.
– Việc công bố; kết nạp hội viên trong một cuộc họp thường lệ của Chi hội hoặc tổ chức cơ sở hội; không công bố kết nạp ở Phân hội