Đăng ký dân quân tự vệ có bắt buộc không?

bởi BuiNgan
Dân quân tự vệ có bắt buộc không theo quy đinh hiện nay?

Dân quân tự vệ có bắt buộc không theo quy đinh hiện nay? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Dân quân tự vệ có bắt buộc không?

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác. Trong đó, lực lượng được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân; lực lượng tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Đăng ký dân quân tự vệ có bắt buộc không?

Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:

  • Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
  • Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 nêu trên.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định.

Theo quy định trên, tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ của công dân và bắt buộc phải thực hiện nếu có tên trong danh sách dân quân tự vệ. 

Tháng 4 hằng năm, căn cứ kết quả đăng ký nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; tổ chức đăng ký bổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

Dân quân tự vệ có bắt buộc không theo quy đinh hiện nay?
Dân quân tự vệ có bắt buộc không theo quy đinh hiện nay?

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ khi thay đổi nơi cư trú đến đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Trường hợp thay đổi nơi làm việc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

Khoản 2 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:

  • Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;
  • Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;
  • Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Người làm công tác cơ yếu.

Tập huấn dân quân tự vệ có bắt buộc không?

Trong thời bình, thời gian huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm được quy định như sau:

  • Dân quân tự vệ năm thứ nhất là 15 ngày, trừ dân quân thường trực;
  • Dân quân tự vệ từ năm thứ hai trở đi là 12 ngày đối với Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; 07 ngày đối với Dân quân tự vệ tại chỗ;
  • Dân quân thường trực là 60 ngày.

Theo quy định trên, việc thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt được quy định phải tập huấn hàng năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Dân quân tự vệ có bắt buộc không theo quy đinh hiện nay?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất,mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ

1. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.
2. Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
3. Giả danh Dân quân tự vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.
6. Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.

Thành phần của Dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ tại chỗ.
2. Dân quân tự vệ cơ động.
3. Dân quân thường trực.
4. Dân quân tự vệ biển.
5. Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm