Cận mấy độ không đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất năm 2022?

bởi BuiNgan
Cận mấy độ không đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất năm 2022?

Pháp luật quy định cận mấy độ không đi nghĩa vụ quân sự? Thuộc trường hợp được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự thì có phải đến khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có yêu cầu không? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cận mấy độ không đi nghĩa vụ quân sự?

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ 05 tiêu chuẩn sau:

– Lý lịch rõ ràng;

– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Có đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

– Có trình độ văn hóa phù hợp.

Căn cứ Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, yêu cầu về sức khỏe được đánh giá qua các chỉ tiêu là: Thể lực; các bệnh về mắt; các bệnh về răng, hàm, mặt; các bệnh về tai, mũi, họng; các bệnh về thần kinh, tâm thần; các bệnh về tiêu hóa; các bệnh về hô hấp; các bệnh về tim mạch; các bệnh về cơ, xương, khớp.

Cận mấy độ không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Theo Điều 9 Thông tư 16, với mỗi chỉ tiêu sau khi khám, bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

– Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

– Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

– Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

– Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

– Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

– Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

Dựa vào điểm số đối với các chỉ tiêu sức khỏe trên, tiêu chuẩn về sức khỏe được đánh giá như sau:

– Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

– Loại 2: Có ít nhất 01 chỉ tiêu bị điểm 2;

– Loại 3: Có ít nhất 01 chỉ tiêu bị điểm 3;

– Loại 4: Có ít nhất 01 chỉ tiêu bị điểm 4;

– Loại 5: Có ít nhất 01 chỉ tiêu bị điểm 5;

– Loại 6: Có ít nhất 01 chỉ tiêu bị điểm 6.

Ngoài ra, đối với yêu cầu về sức khỏe, tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định, tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 01, 02, 03; không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 03 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.Như vậy, công dân không phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu cận thị từ 1,5 diop trở lên.

Cận 2 độ có đi nghĩa vụ quân sự không?

Cận mấy độ không đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất năm 2022?
Cận mấy độ không đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất năm 2022?

Như đã phân tích ở trên, công dân cận từ 1,5 độ trở lên sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 thì hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là một hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Vì vậy, dù có thuộc trường hợp được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự thì công dân cận 2 độ vẫn phải đến khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có yêu cầu để được phát hiện thuộc trường hợp miễn.

Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hàng năm. Năm nay, thời gian khám sức khỏe cũng bắt đầu từ ngày 01/11/2021 đến ngày 31/12/2021. Kết quả phân loại sức khỏe được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày (Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự).

Yêu cầu khi đi kiểm tra, sơ tuyển khám sức khỏe

Khi tham gia kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe tại cơ sở y tế, Điều 10 Thông tư 16 yêu cầu công dân như sau:

– Công dân phải xuất trình:

  • Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
  • Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân;
  • Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

– Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.

– Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.

– Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cận mấy độ không đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất năm 2022?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy phép bay flycam, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu … của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn sức khỏe về thể lực tham gia nghĩa vụ quân sự?

Tiêu chuẩn về thể lực sẽ được chia ra làm hai mức dành cho nam và nữ:
Nam: cao từ 1m52 đến 1m63; cân nặng từ đủ 39 – 51kg; vòng ngực từ đủ 70 – 81cm.
Nữ: cao từ 1m46 đến 1m54; cân nặng từ 37 – 48kg.
Các tiêu chí này sẽ được xếp theo mức từ 1 – 6. Nếu quá béo hoặc quá gầy sẽ xét đến mức BMI.

Các loại bệnh sẽ được đưa ra xem xét khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Các loại bệnh sẽ được đưa ra xem xét khi khám sức khỏe bao gồm:
– Bệnh về mắt: cận thị; viễn thị; loạn thị; mộng thịt; viêm kết mạc; đục thủy tinh thể bẩm sinh; mù màu; quáng gà;…
– Bệnh về răng, hàm, mặt: răng sâu; mất răng; viêm lợi, viêm quanh răng; viêm tủy; tủy hoại tử; viêm quanh cuống răng; biến chứng răng khôn; viêm loét niêm mạc ở miệng và lưỡi; viêm tuyến nước bọt; xương hàm gãy;…
– Các bệnh về tai, mũi, họng: sức nghe; tai ngoài; tai giữa; xương chũm; tai trong; mũi; họng; amidan; chảy máu cam; thanh quản; xoang mặt; liệt mặt không hồi phục do viêm tai xương chũm;…
– Các bệnh về thần kinh, tâm thần: nhức đầu thành cơn, dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng đến lao động; suy nhược thần kinh; động kinh; ra mồ hôi bàn tay hoặc cả bàn tay, bàn chân; liệt thần kinh ngoại vi; chấn thương sọ não;…
– Các bệnh về tiêu hóa: bệnh thực quản; bệnh dạ dày, tá tràng, tiểu tràng, viêm ruột thừa, thoát vị bẹn các loại; các đường mổ bụng thăm dò (không can thiệp vào nội tạng), bệnh đại, trực tràng;…
– Các bệnh về hô hấp: hội chứng và triệu chứng bệnh hô hấp; phế quản, nhu mô phổi, các bệnh màng phổi, lao phổi, lao ngoài phổi;…
– Các bệnh về tim, mạch: huyết áp, tăng huyết áp, mạch, rối loạn dẫn truyền và nhịp tim, bệnh tim,…
– Các bệnh về cơ, xương, khớp: bệnh khớp, bàn chân bẹt, chai chân, mắt cá, rỗ chân,; dính kẽ ngón tay, ngón chân; thừa ngón tay, ngón chân; mất ngón tay, ngón chân; co rút ngón tay, ngón chân; chấn thương, vết thương khớp (vừa và lớn);…
– Các bệnh về thận, tiết niệu, sinh dục: thận, tiết niệu; các hội chứng tiết niệu; viêm đường tiết niệu;…
– Các bệnh về nội tiết, chuyển hóa, hạch, máu: bệnh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường, thiếu máu nặng thường xuyên do các nguyên nhân;…

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm