Năm 2023 khi công dân đi khám nghĩa vụ có được tiền không?

bởi Gia Vượng
Năm 2023 khi công dân đi khám nghĩa vụ có được tiền không?

Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là con trai tôi tuần trước cho nhận được lệnh gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, tôi thắc mắc không biết rằng quy định pháp luật hiện nay về nội dung khám nghĩa vụ quân sự nam như thế nào và quy trình khám nghĩa vụ quân sự cho nam hiện nay ra sao? Đồng thời, khi công dân đi khám nghĩa vụ có được tiền không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, tại nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn đọc theo dõi:

Căn cứ pháp lý

Nội dung khám nghĩa vụ quân sự nam như thế nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng ban hành quy định về nội dung khám nghĩa vụ quân sự nam như sau:

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

2. Nội dung khám sức khỏe

a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;

b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Như vậy, nội dung khám nghĩa vụ quân sự nam như sau:

– Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ví dụ như:

+ Chiều cao, cân nặng, vòng ngực;

+ Huyết áp;

+ Mạch;

+ Thị lực;

+ Thính lực;

+ Thể lực;

+ Ngoại khoa;

+ Da liễu;

+ Tâm thần kinh;

+ Răng hàm mặt;

+ Tai mũi họng;

+ Nội khoa.

– Trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;

Năm 2023 khi công dân đi khám nghĩa vụ có được tiền không?
Năm 2023 khi công dân đi khám nghĩa vụ có được tiền không?

– Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

– Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Quy trình khám nghĩa vụ quân sự nam như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về quy trình khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng ban hành quy định về nội dung khám nghĩa vụ quân sự nam như sau:

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

3. Quy trình khám sức khỏe

a) Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;

d) Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

đ) Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

Bước 1: Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

Bước 2: Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

Bước 3: Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;

Bước 4: Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Bước 5: Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP;

Bước 6: Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Lưu ý: Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.

Năm 2023 khi công dân đi khám nghĩa vụ có được tiền không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được diễn ra từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương sẽ sắp xếp lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phù hợp.

Mỗi cá nhân nhận được lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đều có nghĩa vụ phải chấp hành. Do đó, trường hợp lịch khám rơi vào ngày làm việc trong tuần, người lao động cần thiết phải nghỉ làm để thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Theo khoản 10 Điều 58  Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự cũng được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Căn cứ Điều 12, Điều 13 Nghị định 13/2016/NĐ-CP, khi nghỉ làm để thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, người lao động sẽ được giải quyết quyền lợi như sau:

* Người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:

– Quyền lợi:

  • Nhận nguyên lương, phụ cấp đang được hưởng.
  • Nhận được tiền tàu xe đi và về.

– Được chi trả bởi: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc, công tác.

* Người lao động không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:

– Quyền lợi:

  • Tiền ăn = Mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh = 65.000đ/người/ngày (theo Thông tư 168/2021/TT-BQP).
  • Được thanh toán tiền tàu xe đi và về.

–  Được chi trả bởi: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

Như vậy, những người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước nghỉ làm để đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng nguyên lương của ngày làm việc đó.

Trong khi đó, những người lao động khác lại không được tính hưởng lương của ngày nghỉ mà thay vào đó được hỗ trợ tiền ăn và tiền tàu xe đi lại.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật nghĩa vụ quân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 khi công dân đi khám nghĩa vụ có được tiền không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn soạn thảo văn bản chia tách thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Đi khám nghĩa vụ quân sự mang theo giấy tờ gì?

Theo Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phải xuất trình:
Lệnh gọi khám sức khỏe của Ban chỉ huy quân sự huyện
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe, bệnh lý (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Hội đồng khám nghĩa vụ quân sự gồm những ai?

Thành phần hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP
Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.
Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:
01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;
01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;
01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;
Các ủy viên khác.

Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là bao lâu?

Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự quy định thời gian phục vụ trong thời bình là 24 tháng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong một số trường hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm