Đăng ký kinh doanh dạy thêm năm 2022 được quy định như thế nào?

bởi Tình
Đăng ký kinh doanh dạy thêm năm 2022 được quy định như thế nào?

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Quang Anh đã có bằng Nghiệp vụ sư phạm, hiện đang là giáo viên tại một trường trung học cơ sở tại Bắc Giang. Tôi đang có dự định mở một lớp dạy thêm tại nhà. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi tôi có phải đăng ký kinh doanh dạy thêm không? Và khi phải đăng ký kinh doanh thì phải chuẩn bị những gì, thủ tục ra sao? Cảm ơn Luật sư. Mong sớm nhận được hồi đáp.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Dạy thêm và phân loại dạy thêm

Căn cứ Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định:

Dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Có 02 loại dạy thêm: Dạy thêm trong nhà trườngdạy thêm ngoài nhà trường.

Dạy thêm trong nhà trường là học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức. là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.

Dạy thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức.

Những trường hợp nào không được dạy thêm?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về 04 trường hợp không được dạy thêm như sau:

1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Đăng ký kinh doanh dạy thêm được quy định như thế nào?

Đối với việc phụ đạo, tổ chức dạy thêm trong nhà trường

1. Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.

2. Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.

3. Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

4. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.

Giáo viên hoàn toàn có quyền được phép dạy thêm trong nhà trường nếu đáp ứng điều kiện và thực hiện theo đúng trình tự được đề ra của Bộ Giáo dục.

Đối với việc tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường

Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 khiến cho nhiều giáo viên nghĩ rằng bản thân không còn được dạy thêm, tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ thì quyết định này chỉ hạn chế những đối tượng nhất định mà không phải là tất cả trường hợp nhà giáo không được dạy thêm.

Quy định về xin phép dạy thêm tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã bị bãi bỏ bởi Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT năm 2019. Do vậy, theo quy định hiện hành, việc dạy thêm không còn phải xin giấy phép. Trường hợp bạn có nhu cầu tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường, bạn chỉ cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh tùy thuộc quy mô hoạt động của cơ sở bên mình, có thể dưới hình thức hộ kinh doanh,… và thực hiện các nghĩa vụ khai, nộp thuế theo quy định.

Hiện nay, theo Luật Đầu tư 2020: Dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm (mã ngành 8559: Chi tiết: các dịch vụ dạy kèm (gia sư)) được liệt vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để có thể dạy thêm ngoài nhà trường, cá nhân, tổ chức phải thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh dịch vụ dạy thêm, học thêm (mã ngành 8559).

Đơn vị cấp phép đầu tư, kinh doanh dạy thêm sẽ được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép và Sở GDĐT chịu trách nhiệm về chuyên môn.

Mỗi doanh nghiệp (công ty) dạy thêm phải có đầy đủ thành phần gồm chủ doanh nghiệp (giám đốc), kế toán, thủ quỹ… chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy định kinh doanh, đóng thuế của doanh nghiệp (công ty). Doanh nghiệp (công ty) có con dấu, mã số thuế, đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên dạy thêm tại nơi làm việc.

Hồ sơ thủ tục đăng ký giấy phép dạy thêm ngoài trường quy định như thế nào?

Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới

Lựa chọn tên công ty: Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn, không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị,…

Nơi đặt trụ sở của công ty: Đảm bảo địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty; xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật.

Xác định mức vốn điều lệ của công ty.

Xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, dự kiến kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh tế Việt Nam (Cụ thể ngành nghề Giáo dục khác chưa được phân vào đâu, mã ngành 8559).

Chuẩn bị bản sao chứng minh dân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên công ty là cá nhân.

Soạn hồ sơ thành lập công ty giáo dục

Để thành lập doanh nghiệp bạn phải soạn 01 bộ hồ sơ thành lập công ty bao gồm các giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Danh sách thành viên/ cổ đông công ty (phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn);

Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủ sở hữu công ty; các thành viên trong công ty;

Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;

Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Ký và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Sau khi soạn xong hồ sơ sẽ tiến hành ký các giấy tờ trong hồ sơ đã chuẩn bị; và tiến hành việc Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ Thành Phố nơi công ty đặt trụ sở chính

Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người nộp hồ sơ sẽ trực tiếp đến bộ phận một cửa xếp giấy hẹn; và nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đặt con dấu pháp nhân của công ty

Cung cấp 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị khắc dấu để tiến hành khắc dấu cho công ty.

Đăng ký kinh doanh dạy thêm năm 2022 được quy định như thế nào?
Đăng ký kinh doanh dạy thêm năm 2022 được quy định như thế nào?

Thu và quản lý tiền dạy thêm được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường

a) Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;

b) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường;

c) Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

a) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.

b) Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đăng ký kinh doanh dạy thêm năm 2022 được quy định như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về muốn đổi lại tên trong giấy khai sinh, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Dạy thêm không xin phép có vi phạm pháp luật không?

Có. Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT bãi bỏ điều luật tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Nên các quy định về hành vi dạy thêm, học thêm ngoài trường đã hết hiệu lực, Điều đó đồng nghĩa pháp luật cấm thực hiện hành vi dạy thêm ngoài trường. Cho nên việc dạy thêm không xin phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì với việc dạy thêm, học thêm?

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
Căn cứ quy định tại văn bản này và các quy định khác có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về dạy thêm, học thêm. Văn bản quy định về dạy thêm, học thêm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành liên quan trong việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn;
b) Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
c) Việc thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm;
d) Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Nếu tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất là 30 ngày. Hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm