Xin chào Luật sư. Tôi là Quang, tôi phải nhập viện vì một số lý do. Tôi có thắc mắc như sau: Tôi với mấy người bạn trong viện muốn đánh bài để giải trí. Tuy nhiên, chúng tôi chơi bài không ăn tiền, chỉ là những hình phạt nhỏ, không liên quan đến tiền bạc. Luật sư cho tôi hỏi đánh bài giải trí không ăn tiền trong bệnh viện có vi phạm pháp luật hay không ạ? Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Đánh bài giải trí không ăn tiền trong bệnh viện có vi phạm?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Đánh bài giải trí không ăn tiền trong bệnh viện có vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
Hành vi đánh bài trái phép là hành vi chơi dưới hình thức có mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật.
Do đó, đánh không ăn tiền hay bằng hiện vật trong bệnh viện không là hành vi trái phép nên không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong nội quy của một số bệnh viện có cấm hành vi chơi bài tại bệnh viện nên bạn cần tìm hiểu kỹ nội quy của bệnh viện trước khi chơi đánh bài.
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh bài tại bệnh viện không?
Căn cứ Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, hình thức chơi bài tại bệnh viện dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu hình thức chơi bài tại bệnh viện không ăn tiền hay hiện vật thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, trường hợp của bạn Quang chỉ chơi bài vui, không liên quan đến tiền hay hiện vật nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chơi bài ở bệnh viện.
Đánh bài ăn tiền là vi phạm pháp luật
Chỉ cần xuất hiện hình thức đánh bạc mà người thực hiện hành vi nhận được hoặc mất đi tiền, hiện vật thì đã được cho là vi phạm pháp luật về hành vi đánh bạc trái phép
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì đánh bạc trái phép là hành vi sử dụng một trong các hình thức như: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật….
Như vậy, hành vi đánh bài ăn tiền là hành vi thuộc nhóm đánh bạc trái phép và là hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi đánh bạc trái phép bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đánh bài mà bị xử phạt hành chính có gửi quyết định xử phạt về địa phương không?
Căn cứ Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về vấn đề gửi quyết định xử phạt vi phạm như sau:
“Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.”
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì quyết định xử lý vi phạm hành chính sẽ được giao trực tiếp cho cá nhân, vi phạm, nếu như bạn không nhận thì người có thẩm quyền sẽ lập biên bản về việc này đồng thời xin xác nhận của địa phương. Vậy nên trong trường hợp này tốt nhất bạn nên có mặt để nhận quyết định xử lý vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
- 5 lưu ý khi đánh bài ăn tiền ngày tết để không bị xử phạt?
- Người thân, bạn bè đánh bài với nhau có bị xử phạt hay không?
- Chơi bài online có coi là đánh bạc ? Cách chơi bài online hợp pháp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đánh bài giải trí không ăn tiền trong bệnh viện có vi phạm?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, quy định tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, tra mã số thuế cá nhân, xác minh tình trạng hôn nhân, hồ sơ giải thể công ty cổ phần, thủ tục xin giải thể công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi tổ chức đánh bạc thì phải thoản mãn yếu tố sau:
+) Tổ chức để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
+) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;
+) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
+) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi đánh bạc;
Trong trường hợp này, mặc dù người chia bài không trực tiếp tham gia đánh bạc nhưng hành vi chia bài cho người khác đánh được nhận định là hành vi giúp sức cho hành vi đánh bạc.
Hay nói cách khác, người chia bài tham gia đánh bạc với tư cách là người giúp sức được quy định tại khoản 3 Điều 17 BLHS: “Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
Như vậy, nếu trường hợp đánh bạc đó đủ dấu hiệu khởi tố vụ án hình sự về Tội đánh bạc thì người chia bài sẽ bị khởi tố bị can với vai trò là đồng phạm.
Đánh bạc lần đầu có bị phải đi tù hay không sẽ phụ thuộc vào số tiền; hoặc giá trị hiện vật dùng để cá cược đánh bạc là bao nhiêu. Trong đó, nếu giá trị cá cược từ 5.000.000 đồng trở lên thì có thể bị phạt tù từ 06 tháng tới 03 năm tùy mức độc hành vi.