Đào được vàng có phải nộp cho Nhà nước không?

bởi Nguyen Duy
Đào được vàng có phải nộp cho Nhà nước không?

Chào Luật sư X, trong lúc đang cuốc đất tại mảnh vườn sau này thì bỗng có vật thể cứng va chạm vào cuốc, tôi tưởng sỏi đá nên đào lên để dễ chăm vườn thì mới phát hiện ra trong tảng đá đó có các hạt vàng nhỏ. Vậy tôi có cần phải nộp cho Nhà nước không hay có thể giữu lại làm tài sản cá nhân? Xin được tư vấn.

Chào bạn, nhiều trường hợp trong quá trình cãi tạo đất, đào giếng, đào ao nuôi cá thì người dân phát hiện ra trong đất có vàng thì phản sử lý như thế nào? Đào được vàng có phải nộp cho Nhà nước không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Quyền tài sản là gì?

Tài sản được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Ngoài ra, tài sản là bất động sản và động sản này cũng có thể là tài sản hiện có và tài sản hiện hành trong tương lai. Cũng tại Điều 115 Bộ luật hình sự 2015 đã quy định rõ về quyền tài sản. “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”

Ở đây đối tượng của quyền tài sản phải đáp ứng được hai điều kiện là quyền được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao cho đối tượng khác trong các giao dịch dân sự. Qua đó có thể làm rõ vấn đề:

Thứ nhất, về quyền được trị giá bằng tiền, ở quyền này không có sự đòi hỏi phải có sự chuyển giao trong các giao dich dân sự. Quyền tài sản gồm quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng của các quyền này phải đáp ứng được yêu cầu là phải trị giá được bằng tiền và phải chuyển giao được cho người khác trong các giao dịch dân sự. Ngoài ra, quyền tài sản cũng có các quyền khác gắn với nhân thân mà không thể chuyển giao được như quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về mặt sức khỏe.

Thứ hai, về phân loại. Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Có thể chia quyền tài sản thành hai loại là quyền đối nhân và quyền đối vật. Đối với quyền đối nhân, chủ thể được quyền tác động trực tiếp vào vật nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình, như quyền cầm cố, quyền thế chấp, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, lợi tức. Còn đối với quyền thế nhân, đây là quyền của chủ thể này đối với chủ thể khác. Khi bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ theo như bên có quyền yêu cầu thì quyền đối nhân được đáp ứng.

Đào được vàng có phải nộp cho Nhà nước không?

Tìm được vàng trong nhà tại Việt Nam sẽ có 2 trường hợp và cách giải quyết cho từng trường hợp như sau:

Đào được vàng trong nhà nhưng không xác định được chủ sở hữu

Đào được vàng có phải nộp cho Nhà nước không?
Đào được vàng có phải nộp cho Nhà nước không?

Điều 187 Bộ luật dân sự quy định rõ ràng về quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản như sau: “khi phát hiện tài sản bị chôn giấu, người phát hiện phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu”. 

Nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Khi bạn trình báo với Ủy ban nhân dân xã, phường họ sẽ tiến hành tìm ra người sở hữu. Vượt quá thời gian tìm kiếm theo quy định, nếu không tìm được người sở hữu thì quyền lợi của người tìm thấy đồ vật sẽ như sau: 

“Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa, mà có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước”.

Đào được vàng trong nhà nhưng không xác định được chủ sở hữu

Trong trường hợp bạn đào được vàng trong nhà, là mảnh đất gia đình bạn đã sống qua nhiều thế hệ và chứng minh được số vàng tìm thấy đó là của tổ tiên thì những người trong gia đình bạn sẽ có quyền thừa kế số vàng đó. 

Nếu vẫn không chứng minh được số vàng đào được là của tổ tiên, ông bà cất giấu thì nó vẫn thuộc trường hợp không xác định được ai là chủ sở hữu. Khi đó, bạn vẫn phải thông báo cho UBND hoặc các cấp có thẩm quyền để họ tìm kiếm chủ sở hữu của số vàng. 

Không chỉ có vàng mà cổ vật, đá quý, tiền… khi bạn tìm được trong khu đất mình sinh sống, canh tác… thì vẫn phải báo cho chính quyền địa phương.

Nếu đào được cổ vật có giá trị thì hành xử sao?

Theo Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015, ông P. có trách nhiệm thông báo hoặc giao nộp số tài sản do ông tìm thấy cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Quyền lợi của người tìm thấy tài sản được chia ra hai trường hợp:

  • Trường hợp tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa và có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì tài sản thuộc sở hữu của người tìm thấy. Nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định; phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
  • Trường hợp tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước. Người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Về mức thưởng đối với cá nhân tìm thấy và giao nộp tài sản là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật được quy định tại Điều 30 Nghị định 29/2018 như sau:
  • Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỉ lệ trích thưởng là 30%.
  • Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỉ lệ trích thưởng là 15%.
  • Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỉ đồng thì tỉ lệ trích thưởng là 7%.
  • Phần giá trị của tài sản trên 1 tỉ đồng đến 10 tỉ đồng thì tỉ lệ trích thưởng là 1%. Phần giá trị của tài sản trên 10 tỉ đồng thì tỉ lệ trích thưởng là 0,5%.

Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản thì cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chủ sở hữu có các quyền gì đối với quyền tài sản của mình

Theo quy định pháp luật, chủ sở hữu có quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Cụ thể tại Điều 158 và Điều 159 Bộ luật dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Về các quyền khác đối với tài sản, đây là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.

Ngoài ra, tại Điều 160 Bộ luật dân sự 2015 cũng nêu rõ, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Đối với chủ thể có quyền khác đối với tài sản, có quyền được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đào được vàng có phải nộp cho Nhà nước không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người phát hiện hoặc tìm thấy những vật có giá trị mà không giao nộp thì có bị sử phạt không?

Nếu người phát hiện hoặc tìm thấy những vật có giá trị mà không giao nộp thì có thể bị xử phạt hành chính 2-5 triệu đồng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…) và tịch thu tang vật.
Nếu người tìm thấy tài sản cố tình không giao nộp tài sản là di vật, cổ vật hoặc bảo vật quốc gia thì bị phạt tù 1-5 năm theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Nhặt được của rơi trong bao lâu thì được sở hữu?

Sau 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thông báo công khai về tài sản mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì:
– Tài sản ≤ 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được sở hữu tài sản này;
– Tài sản > 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được hưởng 10 lần mức lương cơ sở và 50% phần giá trị vượt quá. 50% còn lại của phần vượt quá sẽ thuộc về Nhà nước.
– Tài sản thuộc di tích lịch sử, văn hóa: Sẽ thuộc về Nhà nước. Người nhặt sẽ được hưởng một khoản tiền thưởng nêu chi tiết tại Điều 30 Nghị định số 29/2018 của Chính phủ:

Vì sao khi đào được vàng trong đất nhà mình lại phải đi báo cho UBND?

Vì có thể số vàng đó thuộc về sài sản của nhà nước. Tài sản của nhà nước là ” Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm