Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không theo QĐ 2022?

bởi Hương Giang
Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không

Pháp luật nước ta phân chia đất đai thành nhiều loại đất khác nhau căn cứ vào đặc tính, mục đích sử dụng,… của từng loại đất. Trong đó, có bao gồm đất rừng phòng hộ là đất được dùng chủ yếu để chống xói mòn, hạn chế thiên tai. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không? Các loại đất nào được thế chấp quyền sử dụng đất? Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm đất rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng. Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Cụ thể là:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn: Đây là những diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Loại rừng này có tác dụng chủ yếu là phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển.

– Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Đây là loại rừng mọc tự nhiên hoặc được gây ưồng ở cửa các dòng sông và được sử dụng chủ yếu để ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng động để hình thành các vùng đất mới.

– Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Đây là các dải rừng đã và đang được trồng xung quanh các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năng chính là điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó và kết hợp phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.

Đất rừng phòng hộ là loại đất rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.

Đất rừng phòng hộ được quy định cụ thể về các loại đất rừng phòng hộ, nhà nước giao và quản lý bảo về và phát triển rừng và các nội dung khác liên quan như sau:

1.  Đất rừng phòng hộ bao gồm:

a)  Đất rừng phòng hộ đầu nguồn;

b)  Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

c)  Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

d)  Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?

Việc các loại đất không được thế chấp lại được quy định rải rác tại các điều khoản, bao gồm một số loại như:

  • Đất của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
  • Đất của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước;
  • Các loại đất chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước; trừ trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính;
  • Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.
  • Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
  • Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
  • Đất đang có tranh chấp về tài sản trên đất, đất đang nằm trong diện bị quy hoạch;
  • Đất không có đủ các điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất thuộc diện quy hoạch đã có quyết định thu hồi, giải toả, bồi thường;…
    ….

Như vậy, đất rừng phòng hộ là trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất bởi lẽ, chuyển nhượng đất rừng phòng hộ bị giới hạn về đối tượng, phạm vi; do đó, không đảm bảo điều kiện về người nhận thế chấp.

Các loại đất nào được thế chấp quyền sử dụng đất?

Theo khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng:

  • Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
  • Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
  • Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không?

Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có nêu rõ 7 trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
1) Người quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn
2) Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
3) Người được nhận khoán đất trong nông – lâm trường và ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.
4) Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.
5) Người sử dụng đất có điều kiện cấp sổ đỏ nhưng có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, thu hồi đất từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6) Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất, không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí, đường truyền tải điện, truyền dẫn thông tin, khu vui chơi giải trí ngoài trời, nghĩa trang, nghĩa địa không nằm trong hình thức kinh doanh.
7) Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý.
Đất rừng phòng hộ được sử dụng dưới mục đích đất nhận khoán, thuộc quỹ đất công ích, đã có quyết định thu hồi nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng công cộng hoặc các trường hợp bị giới hạn khác có đề cập tại Điều 99, Luật Đất đai 2013 thì sẽ không được cấp sổ đỏ.
Tóm lại, việc đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng đất có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chung về việc cấp giấy chứng nhận và không mắc các trường hợp cấm theo pháp luật hay không. Nếu thuộc trường hợp cấm không được cấp sổ đỏ thì việc chuyển nhượng đất rừng phòng hộ cũng không được phép thực hiện.

Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không
Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không

Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Nếu mảnh đất bạn muốn chuyển nhượng đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng phần diện tích đất này.

Khoản 2 Điều 192 Luật đất đai 2013 lại quy định:

“2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.”

Như vậy, trong trường hợp nêu trên, ông A chuyển nhượng đất rừng phòng hộ cho ông B, ở đây bạn không nói vào thời điểm chuyển nhượng đất cho ông B, và địa điểm cư trú của ông B là ở đâu. Nếu ông B cũng sinh sống trong khu vực đất rừng phòng hộ và việc chuyển nhượng đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 nêu trên thì việc chuyển nhượng là hợp pháp.

Nếu ông B không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ thì ông B không được nhận chuyển nhượng, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trái quy định; từ đó ông B không có quyền thực hiện việc chuyển nhượng dẫn đến giao dịch chuyển nhượng của ông B cho bà C là không hợp pháp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đổi tên bố trong giấy khai sinh ,có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có được phép xây dựng nhà ở trên đất rừng phòng hộ không?

Căn cứ Điều 57 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
Như vậy, đất rừng phòng hộ, chỉ có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhóm đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng sao nhóm đất phi nông nghiệp được. Mà muốn xây nhà thì phải xây dựng trên đất ở. Vậy nên rừng phòng hộ không được phép xây nhà.

Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất có được không?

Theo quy định thì việc chuyển đổi mục đích của rừng phòng hộ sang đất sản xuất thì được pháp luật cho phép nhưng khi thực hiện việc chuyển đổi thì cần phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Để đảm bảo tránh tình trạng chuyển đổi mục đích tràn lan mất kiểm soát. Đối với những người cố tình có hành vi vi phạm trong quá trình chuyển đổi thì sẽ bị thu hồi lại đất theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ cần đáp ứng các điều kiện gì?

Để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
– Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
– Có phương án chuyển loại rừng

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm