Con người sinh ra có quyền có tên. Tuy nhiên, việc đặt tên cho con vẫn phải dựa trên các quy định của pháp luật. Khi sinh ra tại Việt Nam chỉ được phép đặt tên teo tiếng Việt Nam hoặc tên theo tiếng các dân tộc tại Việt Nam mà không được đặt tên theo tiếng nước ngoài. Nhiều ông bà, cha mẹ sính ngoại vẫn muốn đặt tên cho con theo tiếng nước ngoài. Vì vậy câu hỏi đặt ra là việc đặt tên bằng tiếng nước ngoài cho con được không năm 2023? Cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề đặt tên cho trẻ ở bài viết dưới đây nhé!
Quy định pháp luật về việc đặt họ tên
Xác định họ của con theo họ của cha,mẹ đẻ hoặc nuôi
Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Không được đặt tên cho con mà xâm phạm đến người khác
Theo quy định hiện hành, việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Tuy nhiên, quy định này hiện nay vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, dẫn đến việc thực thi chưa hiệu quả.
Tên của con phải bằng tiếng Việt
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam.
Việc mang tên Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Bởi vậy theo Luật Quốc tịch, người xin nhập quốc tịch Việt Nam cũng phải có tên gọi Việt Nam.
Đặt tên bằng tiếng nước ngoài cho con được không năm 2023?
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành về việc đặt tên cho con trong giấy khai sinh, tuy nhiên, con của bạn sẽ sinh ra vào năm 2017, do đó, việc đặt tên của con bạn phải được đối chiếu theo pháp luật dân sự năm 2015, cụ thể tại Điều 26 của bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về Quyền có họ, tên như sau:
“1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”
Theo quy định pháp luật, không được phép đặt tên con bằng tiếng nước ngoài mà phải đặt tên con bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam.
Điều kiện đặt tên cho con bằng tiếng nước ngoài tại Việt Nam
Đối với con được cha mẹ sinh tại Việt Nam. Trong đó, có mẹ là công dân Việt Nam và cha là người nước ngoài. Do đó, cha mệ của đứa trẻ phải thỏa thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp không thỏa thuận được về việc lựa chọn quốc tịch cho con thì đứa trẻ vẫn có quốc tịch Việt Nam. Khi đó, việc đặt tên cho con sẽ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tức tên phải bằng tiếng Việt, cha mẹ không được đặt tên cho con có tên đệm là tiếng nước ngoài.
Nếu cha mẹ muốn đặt tên con theo tiếng nước ngoài thì phải thống nhất với nhau về việc lựa chọn tiếng nước ngoài của con mình. Đồng thời, khi cha, mẹ thỏa thuận về việc chọn quốc tịch cho con thì theo quy định của pháp luật phải lập văn bản thỏa thuận về việc chọn quốc tịch cho con
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì con sinh ra do sự lựa chọn quốc tịch của con sẽ được nhận quốc tịch nếu cha, mẹ đồng ý với việc lựa chọn quốc tịch của con. Kể từ đó, một đứa trẻ đã chọn quốc tịch của nước ngoài là công dân của nước ngoài. Như vậy, cha mẹ không nhất thiết phải tuân theo quy định tên con là tên của công dân Việt Nam thì cha mẹ có thể đặt tên con bằng tiếng nước ngoài.
Mời bạn xem thêm:
- Có được đặt tên cho tác phẩm dịch hay không?
- Đặt tên thương mại cần lưu ý những gì?
- Đặt tên thương mại tương tự với công ty khác có được không?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật dân sự Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đặt tên bằng tiếng nước ngoài cho con được không năm 2023?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan về muốn ly hôn đơn phương với người nước ngoài vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Từ ngày 01/01/2017 – ngày Bộ Luật dân sự năm 2015 khi đăng ký khai sinh cho trường hợp con chung giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, nếu cha mẹ lựa chọn mang quốc tịch Việt Nam cho con thì họ, chữ đệm, tên của trẻ phải tuân thủ theo các quy định là tên con phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự không không phải là chữ.
Sở dĩ Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể về đặt tên như vậy là nhằm tạo cơ sở pháp luật thống nhất cho việc xây dựng, cập nhật và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Luật Căn cước công dân năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành (gồm các thông tin như: Số định danh cá nhân; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; chứng minh nhân dân; mã số thuế cá nhân; trình độ học vấn…)
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ”.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.
Về nguyên tắc nếu con mang quốc tịch Việt Nam thì phải đặt tên bằng tiếng Việt, nếu mang quốc tịch nước ngoài thì việc đặt tên tuân thủ quy định của nước đó. Do đó dù có cha hoặc mẹ là người nước ngoài nhưng con lại mang quốc tịch Việt Nam thì vẫn phải đặt tên cho con theo quy định của pháp luật Việt Nam.