Đất trong quy hoạch có được phép chuyển nhượng không năm 2023?

bởi Minh Trang
Đất trong quy hoạch có được phép chuyển nhượng?

Hiện nay, nhà bà ngoại tôi nằm ngay đầu một con hẻm. Đường trước con hẻm vô cùng nhỏ mà lượng xe qua lại quá đông. Do vậy Nhà nước đã ban hành giấy phép quy hoạch lại đoạn đường đó. Thế nhưng không may căn nhà của bà ngoại tôi lại nằm trong kế hoạch quy hoạch lại đoạn đường của Nhà nước. Bà ngoại đã nói với tôi rằng muốn bán căn nhà này càng sớm càng tốt để chuyển đi nơi khác. Vậy theo pháp luật đất trong quy hoạch có được phép chuyển nhượng hay không? Pháp luật quy định điều kiện để được bán đất quy hoạch như thế nào? Xin mời bạn đọc hãy cùng với Luật sư X giải đáp mọi thắc mắc. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đất quy hoạch là gì?

  • Quy hoạch sử dụng dất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế-xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
  • Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
  • ( Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013)

Đất quy hoạch là phần đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương. Phân theo từng mục đích sử dụng và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như:

  • Quy hoạch xây dựng khu dân cư
  • Quy hoạch đường sắt
  • Quy hoạch làm đường giao thông…

Việc quy hoạch này được đưa ra để hoạch định chính sách, phát triển kinh tế địa phương. Đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả. Và đây cũng là cơ sở để:

  • Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
  • Cơ sở để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất.

Ở mỗi địa phương đều sẽ có quy hoạch đất dựa trên quỹ đất và tình hình thực tế địa phương đó. Việc quy hoạch này cũng không mang tính chất cố định, mãi mãi mà sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ. Tùy theo tình hình thực tế để đảm bảo sự phù hợp nhất.

Đất trong quy hoạch có được phép chuyển nhượng?
Đất trong quy hoạch có được phép chuyển nhượng?

Đất trong quy hoạch có được phép chuyển nhượng?

Các trường hợp được mua bán đất quy hoạch

  • Trường hợp 1: Không có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

Người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật

  • Trường hợp 2: Có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

Người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

(Khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật đất đai 2018 quy định về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

“Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ Điều 168 Luật đất đai 2013: Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

Như vậy, đất đang nằm trong quy hoạch sử dụng đất vẫn được chuyển nhượng theo quy định pháp luật.

Bao lâu sẽ bị thu hồi đất dính quy hoạch?

Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền. 

(Khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

Điều kiện để mua bán đất quy hoạch

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có Sổ đỏ, trừ trường hợp 02 trường hợp sau:

Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp sổ đỏ nhưng được quyền bán.

Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền bán đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền bán khi có điều kiện để cấp Sổ đỏ (chưa cần có Sổ).

  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

(Khoản 1 Điều 168, Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013)

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Đất trong quy hoạch có được phép chuyển nhượng?. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước. Mong rằng những gì mà chúng tôi mang lại không chỉ giúp các bạn hiểu về vấn đề thực phẩm chức năng mà còn hiểu hơn về quy định an toàn thực phẩm nói chung. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đất thuộc về ai?

– Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
– Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Kỳ quy hoạch sử dụng đất có thời hạn bao lâu?

Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.

Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia gồm những nội dung nào?

– Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế – xã hội; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;
– Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội;
– Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước;
– Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm