Hiện nay; có rất nhiều người đang có thắc mắc rằng khi họ qua đời liệu có thể để lại di sản thừa kế cho thú cưng yêu quý của mình hay không? Họ luôn lo lắng về sự chăm sóc; và đảm bảo cho thú cưng của họ có một cuộc sống tốt như khi họ vẫn còn sống để chăm sóc nó. Có rất nhiều người đã tuyên bố sẽ di chúc để lại toàn bộ tài sản cho thú cưng của họ. Điều này có hợp pháp hay không? LSX xin gửi tới bạn đọc câu trả lời sau.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Di chúc là gì?
Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Như vậy, căn cứ vào điều luật trên thì di chúc là văn bản hoặc lời nói của một người; thể hiện ý muốn của người đó trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết.
Người lập di chúc là gì?
Người lập di chúc bao gồm:
- Người thành niên
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý đối với việc lập di chúc
Theo Điều 625 BLDS 2015:
Điều 625. Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Để đảm bảo tính hợp pháp thì một bản di chúc cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 630 BLDS 2015, trong đó bao gồm 2 điều kiện quan trọng nhất là:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Để lại di chúc cho chó, mèo có được không?
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Người thừa kế:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân; thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo những quy định trên thì có thể hiểu: người nhận di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân; hoặc pháp nhân. Pháp luật dân sự hiện hành; không có đề cập đến đối tượng được nhận di sản thừa kế là động vật. Vì vậy, trong trường hợp một người muốn để lại di sản của mình cho thú cưng sau khi chết là vi phạm điều cấm của pháp luật. Theo đó, di chúc này sẽ không hợp pháp và không thể thực hiện được trên thực tế
Cách giải quyết khi muốn để lại di sản cho thú cưng
Để có thể đảm bảo được việc thú cưng yêu quý vẫn được chăm sóc tốt sau khi chủ qua đời; thì người để lại di sản có thể lập một bản thừa kế với nội dung: Người nhận thừa kế phải có nghĩa vụ trông coi; chăm sóc thú cưng của người để lại di sản sau khi người đó qua đời. Có thể hiểu, đây là bản di chúc đi kèm nghĩa vụ.
Theo đó, người nhận thừa kế sẽ có nghĩa vụ chăm sóc; trông coi thú cưng của người đã mất để được hưởng phần di sản. Trong trường hợp không chăm sóc được thú cưng này thì quyền hưởng di sản cũng sẽ chấm dứt. Điều này có thể đảm bảo được việc thú cưng vẫn được chăm sóc sau khi chủ qua đời; đồng thời đảm bảo được tính hợp pháp của bản di chúc.
Quý khách có thể xem thêm bài viết:
- Trường hợp nào sẽ bị truất quyền thừa kế
- Vợ có được hưởng quyền thừa kế di sản khi chưa giải quyết ly hôn xong mà chồng mất?
- Con dâu ly hôn có được hưởng quyền thừa kế của bố mẹ chồng hay không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Để lại di chúc cho chó, mèo có được không?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản; trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác; Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản; những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Về cơ bản, theo quy định của pháp luật thì một di chúc cần có: thời gian lập di chúc (ngày, tháng, năm), họ tên, địa chỉ của người lập di chúc, họ tên của người/ cơ quan, tổ chức được hưởng di sản, di sản để lại và nơi có di sản. Di chúc cũng có thể có thêm những nội dung khác, nhưng bắt buộc phải có đủ các nội dung trên.
Đối với việc lập di chúc bằng văn bản được chứng thực thì người lập di chúc sẽ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú để thực hiện việc lập di chúc. Về trình tự, thủ tục lập di chúc có chứng thực sẽ được thực hiện tương tự như trường hợp lập di chúc ở Văn phòng công chứng, tổ chức hành nghề công chứng.