Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc mong muốn được giúp đỡ như sau. Tôi và chồng tôi muốn lập một di chúc. Tuy nhiên không biết khi nào thì di chúc có hiệu lực? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Di chúc chung vợ chồng có hiệu lực khi nào” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Có được lập di chúc chung vợ chồng không?
Theo quy định tại Điều 663 BLDS 2005 thì vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Di chúc chung của vợ chồng được thiết lập trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản dựa trên sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, muốn sửa đổi di chúc chung cần có sự đồng ý của hai bên. Nếu một bên sửa đổi thì chỉ có quyền sửa đổi phần tài sản thuộc sở hữu của mình.
Thực tế, do sự khó khăn trong quá trình thực hiện di chúc chung của cả vợ chồng. BLDS 2015 không có quy định vợ chồng có được lập di chúc chung hay không mà tại Điều 624 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Quy định này có thể hiểu di chúc thể hiện ý chí của cá nhân chứ không bắt buộc là ý chí của một cá nhân. Do đó, luật pháp hiện hành không cấm việc lập di chúc chung của vợ chồng và di chúc chung vẫn có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện như quy định tại Điều 630 Bộ luật này:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc
– Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
– Hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc chung vợ chồng có hiệu lực khi nào
Liên quan đến thời điểm có hiệu lực đối với di chúc chung của vợ chồng. Trước tiên phải xác định di chúc chung đó được lập tại thời điểm Bộ luật dân sự nào đang có hiệu lực pháp luật?
Trường hợp di chúc được lập tại thời điểm BLDS 1995 có hiệu lực thi hành. Nếu di chúc không có nội dung thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật. Trường hợp này thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đối với khối di sản của người chết trước được tính từ ngày người này chết.
Nếu trong di chúc có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di chúc chung có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết. Trường hợp này thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế phải tính từ ngày người sau cùng chết.
Trường hợp di chúc chung của vợ chồng được lập tại thời điểm BLDS 2005 có hiệu lực thi hành thì di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Tương tự như trên, trường hợp này thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cũng được tính từ ngày người sau cùng chết.
BLDS 2015 không quy định về trường hợp di chúc chung của vợ chồng. Nhưng cũng không có quy định nào cấm việc vợ chồng lập di chúc chung.
Hình thức của di chúc được quy định như thế nào?
Di chúc phải được lập thành văn bản. Nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Di chúc bằng văn bản có công chứng.
Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc miệng
Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Quyền lập di chúc chung của vợ chồng
Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Di chúc chung của vợ chồng
Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành không quy định về việc lập di chúc chung của vợ chồng. Bởi lẽ, khi muốn sửa chữa, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc phải được sự đồng ý của người còn lại. Ngoài ra, nếu một người đã chết thì người còn lại chỉ được sửa đổi, bổ sung di chúc với phần tài sản của mình. Lúc này, để phân chia và xác định phần tài sản của người này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng không có quy định về việc cấm lập di chúc chung của vợ chồng. Do đó, chỉ cần thỏa mãn các điều kiện chung khi lập di chúc thì di chúc chung của vợ chồng sẽ có hiệu lực.
Về điều kiện người thành lập di chúc
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
Về hình thức di chúc
Hình thức di chúc không trái quy định của luật. Theo đó, di chúc chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản. Nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp. Nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp. Nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Di chúc chung vợ chồng có hiệu lực khi nào “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, tạm dừng công ty…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- 18 tuổi vay ngân hàng được không
- Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất
- Cách nhận biết sổ hộ khẩu giả
- Báo tăng BHXH cho người nước ngoài
Câu hỏi thường gặp
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Ngày, tháng, năm lập di chúc;
Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
Di sản để lại và nơi có di sản.
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.