Chào Luật sư, hiện nay tôi và chồng cũng đã lớn tuổi, sức khỏe cũng dần yếu đi. Tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho các con. Trong quá trình chung sống, vợ chồng tôi có tích góp được một số tài sản nhà đất. Vậy tôi có thể làm di chúc riêng để định đoạt tài sản của mình trong phần tài sản chung này hay kkhông? Di chúc riêng của vợ chồng là như thế nào? Di chúc hiện nay có yêu cầu công chứng hay chứng thực gì không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của LSX. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Quyền lập di chúc của vợ chồng được quy định thế nào?
Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Quy định chung về thừa kế hiện nay ra sao?
Việc thừa kế được quy định dưới hai hình thức đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Hàng thừa kế theo pháp luật
+ Hàng thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàn thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của dì ruột của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại;
Di chúc riêng của vợ chồng là như thế nào?
Việc người vợ (hoặc chồng) định đoạt tài sản chung của vợ chồng trước khi chết là hiện tượng tương đối phổ biến trước năm 2000 theo truyền thống văn hóa, trình độ hiểu biết pháp luật. Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 đều có quy định về di chúc chung của vợ chồng để định đoạt tài sản chung (Điều 666 Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005). Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định về di chúc chung vợ chồng.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”;
Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Theo các quy định trên thì người để lại di sản chỉ có thể định đoạt tài sản của mình. Khi một người chết thì phần tài sản của họ được xác định trong khối tài sản chung. Khoản 1 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia”.
Do vậy, di chúc của một người định đoạt cả tài sản chung vợ chồng có giá trị đối với phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng. Để xác định di chúc của một người định đoạt cả tài sản chung vợ chồng có hợp pháp một phần hay không thì phải căn cứ các quy định khác để xác định di chúc hợp pháp tại thời điểm lập di chúc.
Ví dụ: Điều 655 Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015.
Xác định hiệu lực của di chúc định đoạt tài sản chung của vợ chồng thế nào?
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chế thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo quyết định của tòa án).
– Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. ( nếu chỉ một số người, tổ chức trong số người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc mất thì chỉ phần liên quan đến họ không có hiệu lực)
– Nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc không có hiệu lực và nếu di sản còn lại một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Phần không hợp pháp trong di chúc nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì phần đó không có hiệu lực và các phần còn lại vẫn còn hiệu lực.
(Một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực)
Hay có thể hiểu là khối tài sản chung của vợ chồng mà vợ hoặc chồng trong di chúc tự định đoạt toàn bộ khối tài sản chung mà không có sự đồng ý của chồng hoặc vợ thì di chúc liên quan đến phần tài sản không thuộc quyền định của họ sẽ không hợp pháp và khi mở thừa kế thì phần đó cũng không có hiệu lực.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật thừa kế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Di chúc riêng của vợ chồng là như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu tạm ngừng kinh doanh mới nhất Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Có được cung cấp thông tin đất đai của người khác không?
- Cá nhân có được cung cấp thông tin đất đai của người khác không?
- Quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đất đai?
Câu hỏi thường gặp
Mặc dù không thể tự định đoạt tài sản chung vợ chồng nhưng nếu có tài sản chung vợ chồng, một trong hai người có thể để lại di chúc với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng.
một người có thể lập di chúc để lại tài sản của mình hoặc phần tài sản của mình trong khối tài sản chung với người khác. Do đó, khi vợ hoặc chồng muốn để lại di chúc đối với tài sản chung thì cần phân rõ phần tài sản riêng của mình là những gì trong khối tài sản chung.
Khi đó, để rõ ràng, cụ thể trong việc phân định tài sản riêng trong khối tài sản chung vợ chồng, vợ, chồng có thể lập thoả thuận về chế độ tài sản hoặc phân chia tài sản chung vợ chồng.
Việc lập di chúc để định đoạt tài sản, về mặt bản chất, là khác hoàn toàn so với việc định đoạt tài sản trong các giao dịch dân sự như mua bán, tặng cho…. Nghĩa là họ có quyền tự mình định đoạt phần tài sản của mình bằng hình thức để lại cho người khác thừa kế mà không cần thiết phải có sự đồng ý bằng văn bản của đồng chủ sở hữu khác như trong các giao dịch dân sự thông thường.