Theo Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, di chúc chính là bằng chứng ghi lại ý chí, ý nguyện cuối cùng của một người, định đoạt tài sản của người đó sau khi chết cho người khác. Trên thực tế, tranh chấp về di chúc thừa kế diễn ra rát nhiều trong đời sống và một trong số những điều kiện tiên quyết giải quyết tranh chấp về di chúc đó là di chúc này có bị vô hiệu hay không. Vậy, di chúc vô hiệu trong trường hợp nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Khi nào di chúc vô hiệu?
Di chúc là hình thức thể hiện ý chí, ý nguyện cuối cùng của một người bằng cách định đoạt tài sản của người đó cho những người mà họ yêu cầu. Tuy nhiên, để thành lập một di chúc hợp pháp phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Nếu không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực, di chúc đó sẽ bị coi là vô hiệu. Vậy, di chúc vô hiệu là gì? Khi nào di chúc bị coi là vô hiệu? Theo đó, ci chúc vô hiệu được hiểu là di chúc không có hiệu lực pháp luật. Di chúc được coi là vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ khi không đáp ứng được các điều kiện để di chúc hợp pháp hoặc thuộc các trường hợp không có hiệu lực của di chúc. Cụ thể:
Trường hợp di chúc vô hiệu từng phần:
Theo quy định tại điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc vô hiệu một phần khi:
(i) Di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực;
(ii) Có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
(iii) Có nhiều người thừa kế nhưng một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
(iv) Di sản để lại cho người thừa kế có một phần không còn vào thời điểm mở thừa kế thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Trường hợp di chúc vô hiệu toàn phần:
(1) Vô hiệu toàn phần do thuộc trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật:
Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp:
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
(2) Vô hiệu toàn phần do thuộc trường hợp di chúc không đáp ứng các điều kiện để hợp pháp:
Di chúc chỉ cần không đáp ứng được một trong các điều kiện để di chúc hợp pháp cả về mặt nội dung hoặc hình thức theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đều bị coi là vô hiệu.
Các trường hợp di chúc bị vô hiệu toàn bộ như sau:
- Người lập di chúc không đáp ứng được các điều kiện về mặt chủ thể lập di chúc: năng lực chủ thể chưa đầy đủ; người lập di chúc không tự nguyện, bị lừa dối, de dọa, cưỡng ép.
- Nội dung di chúc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Nếu tất cả nội dung đều vi phạm thì di chúc sẽ bị vô hiệu toàn bộ. Ngoài ra, khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Di chúc vô hiệu trong trường hợp nào?
Lập di chúc nhằm hiện thực hóa ý nguyện của người đã khuất và hạn chế tranh chấp di sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phần lớn các tranh chấp về di sản lại đến từ nguyên nhân là do bản di chúc vô hiệu. Lúc này, việc phân chia di sản giữa những người thừa kế phụ thuộc vào việc di chúc đó bị tòa án tuyên là vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần. Vậy, trong những trường hợp nào thì di chúc bị coi là vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu một phần?
Các trường hợp di chúc vô hiệu toàn bộ
Di chúc vô hiệu toàn bộ khi toàn bộ nội dung của di chúc không đáp ứng được các điều kiện để di chúc hợp pháp hoặc thuộc các trường hợp không có hiệu lực của di chúc. Theo đó, di chúc bị vô hiệu toàn bộ khi:
- Toàn bộ người thừa kế đều không còn vào thời điểm mở thừa kế và không có người thừa kế kế vị. Người thừa kế có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Nếu là cơ quan, tổ chức thì không còn vào thời điểm mở thừa kế.
- Toàn bộ di sản thừa kế để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
- Nếu một người lập nhiều bản di chúc thì chỉ bản di chúc hợp pháp cuối cùng có hiệu lực pháp luật còn lại các bản trước đó đều bị vô hiệu.
- Người lập di chúc không đáp ứng được các điều kiện về mặt chủ thể lập di chúc: năng lực chủ thể chưa đầy đủ; người lập di chúc không tự nguyện, bị lừa dối, de dọa, cưỡng ép.
- Nội dung di chúc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Nếu tất cả nội dung đều vi phạm thì di chúc sẽ bị vô hiệu toàn bộ. Ngoài ra, khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Các trường hợp di chúc vô hiệu một phần
Khi di chúc bị vô hiệu một phần thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật còn các phần di chúc khác vẫn có hiệu lực pháp luật. Các trường hợp di chúc vô hiệu một phần cụ thể như sau:
- Nếu bản di chúc đáp ứng được hết các điều kiện để di chúc hợp pháp và chỉ có một phần nội dung của di chúc không hợp pháp thì chỉ phần di chúc không hợp pháp bị vô hiệu. (Theo khoản 4 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015.)
- Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
- Nếu tất cả di sản để lại cho người thừa kế chỉ có một phần di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ nội dung phân chia phần di sản đó bị vô hiệu. Các phần di sản thừa kế còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật.
Hậu quả pháp lý khi di chúc vô hiệu
Bản chất của di chúc cũng là một giao dịch dân sự do đó cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định để giao dịch có hiệu lực. Di chúc cần đáp ứng các quy định của pháp luật để có hiệu lực, nếu không đáp ứng được thì di chúc đó sẽ bị coi là vô hiệu theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp di chúc bị tuyên bố là vô hiệu thì phải xử lý hậu quả như thế nào và di sản được chia ra sao?
Theo quy định của pháp luật, di chúc vô hiệu thì không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc từ thời điểm di chúc được xác lập, tức là trong trường hợp này, phần di sản của người để lại di chúc không được chia theo di chúc bị vô hiệu mà được chia theo quy định pháp luật về thừa kế.
Khi Quyết định hoặc Bản án của Tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu một phần có hiệu lực pháp luật, phần nội dung di chúc không bị vô hiệu vẫn có hiệu lực thực hiện còn phần di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu thì sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Nếu tuyên bố di chúc vô hiệu toàn bộ thì toàn bộ tài sản thừa kế của người để lại di chúc sẽ được phân chia cho những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục chứng thực di chúc theo quy định pháp luật
- Thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng năm 2023
- Cách tính thừa kế không có di chúc như thế nào?
Thông tin liên hệ:
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Di chúc vô hiệu trong trường hợp nào” hoặc các dịch vụ khác liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Xét theo quy định của pháp luật, một di chúc có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, Điều kiện về năng lực chủ thể
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phản ánh cá nhân có khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Cá nhân chỉ có thể lập di chúc thể hiện ý chí của mình khi cá nhân đó có thể định đoạt được tài sản của mình. Vì vậy, pháp luật đòi hỏi người lập di chúc phải đạt đến một độ tuổi nhất định đồng thời phải đủ khả năng nhận thức về việc định đoạt tài sản của mình. Vì thế mà pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải là người đã thành niên và hoàn toàn có khả năng nhận thức vào thời điểm lập di chúc. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Thứ hai, Điều kiện về ý chí của người lập di chúc
Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Đây là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo di chúc thể hiện đúng ý nguyện, sự định đoạt, quyết định của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sản của họ sau khi chết.
Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của họ ra bên ngoài, sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp người lập di chúc bị cưỡng ép, đe dọa hoặc lừa dối.
Cưỡng ép người lập di chúc có thể là sự cưỡng ép về thể chất hoặc về tinh thần. Lừa dối người lập di chúc có thể được thực hiện thông qua việc đưa thông tin sai lệch để cho người có tài sản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất tích nên không để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho người khác,…
Thứ ba, Điều kiện về nội dung của di chúc
Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế…
Bản thân di chúc thể hiện ý chí tự định đoạt rất cao của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người còn sống, pháp luật không can thiệp sâu vào sự tự do ý chí đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quyền định đoạt ấy không chịu sự ràng buộc nào của pháp luật. Ý chí tự định đoạt của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước và đạo đức xã hội. Nếu di chúc có nội dung trái với pháp luật và đạo đức xã hội thì có thể bị coi là vô hiệu.
Thứ tư, Điều kiện về hình thức
Hình thức của di chúc là phương tiện biểu hiện ý chí của người lập di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Trong một só trường hợp đặc biệt sẽ yêu cầu phải lập di chúc bằng văn bản hoặc bằng văn bản và có công chứng/chứng thực. Tùy theo trường hợp mà pháp luật quy định điều kiện, thủ tục về mặt hình thức và khi không đáp ứng những điều kiện về mặt hình thức đó thì di chúc bị coi là vô hiệu.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự năm 2015