Điều 36 Luật viễn thông quy định vấn đề gì?

bởi Thanh Loan
Điều 36 Luật viễn thông quy định vấn đề gì?

Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng và dịch vụ viễn thông để thu lợi nhuận. Tìm hiểu về điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp phép dịch vụ viễn thông trong bài viết dưới đây. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ đi tìm hiểu Điều 36 Luật viễn thông quy định vấn đề gì?

Căn cứ pháp lý

Luật Viễn Thông 2009

Điều 36 Luật viễn thông quy định vấn đề gì?

Điều 36. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;

b) Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;

c) Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;

d) Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
  • Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;
  • Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
  • Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
  • Doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đủ các điều kiện sau đây:
  • Các điều kiện được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông
  • Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ.

 Hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông phải gửi 05 bộ hồ sơ tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NÐ-CP;
  • Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13);
  • Bản sao điều lệ đang có hiệu lực của doanh nghiệp và có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Điều 36 Luật viễn thông quy định vấn đề gì?
Điều 36 Luật viễn thông quy định vấn đề gì?

Ngoài ra, hồ sơ cần có: 

  • Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Dự báo và phân tích thị trường; phương án kinh doanh; doanh thu; tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư, phương án huy động vốn; nhân lực (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo  Nghị định 81/2016/NÐ-CP);
  • Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Cấu hình mạng lưới, thiết bị theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng lưới, thiết bị; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; biện pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn, an ninh thông tin (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo  Nghị định 81/2016/NÐ-CP);
  • Văn bản cam kết thực hiện giấy phép theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NÐ-CP.

Hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải gửi 05 bộ hồ sơ tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo  Nghị định 81/2016/NÐ-CP;
  • Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13);
  • Bản sao đang có hiệu lực điều lệ của doanh nghiệp và có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;

Ngoài ra, hồ sơ cần có thêm: 

  • Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau:

Loại hình dịch vụ; phạm vi cung cấp dịch vụ; giá cước dịch vụ; dự báo và phân tích thị trường, doanh thu; tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư phương án huy động vốn; nhân lực; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh dịch vụ (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo  Nghị định 81/2016/NÐ-CP);

  • Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau:

Cấu hình mạng viễn thông sẽ sử dụng theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng và thiết bị viễn thông; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; kết nối viễn thông; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ; biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo  Nghị định 81/2016/NÐ-CP).

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Điều 36 Luật viễn thông quy định vấn đề gì?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cấp phép bay flycam, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

 Kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì?

Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Doanh nghiệp viễn thông bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.

Giấy phép viễn thông là gì?

Theo quy định tại Điều 34 Luật viễn thông năm 2009, Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
b) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 01 năm được cấp cho tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.

Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông như sau:
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp:
Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
Giấy phép thử nghiệm mạng viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng cho các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;
Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông cấp:
Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông;
Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông;
Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông ngoài trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông;
Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng ngoài trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm