Điều chuyển công việc có cần sự đồng ý của người lao động không?

bởi NguyenThiQuynhAnh
Điều chuyển công việc có cần sự đồng ý của người lao động không?

Điều chuyển công việc của người lao động khác với thỏa thuận hợp đồng có hợp pháp? Hợp đồng lao động là một loại hợp đồng dân sự đặc biệt xuất hiện phổ biến trong thực tiễn hiện nay. Sau khi ký kết hợp đồng lao động có hiệu lực thì các bên phải thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống không tránh khỏi xuất hiện những vấn đề bất khả kháng hay những tính huống đặc biệt. Do đó, người lao động cần thực hiện công việc khác với thỏa thuận trong hợp đồng.

Tôi làm việc tại công ty xây dựng có trụ sở chính tại Hà Nội từ năm 2007. Tháng 2/2021, do nhu cầu công việc; giám đốc công ty ra quyết định chuyển tôi sang làm việc cho chi nhánh công ty đặt tại Nghệ An. Với thời hạn 10 tháng bắt đầu từ tháng 2/2021 đến hết tháng 12/2021. Tôi có chấp nhận và xác nhận bằng văn bản. Nhưng sắp hết thời gian không có thông báo tội quay lại chỗ cũ làm. Liệu có phải tôi bị điều chuyển luôn và không quay về không? Xin luật sư trả lời giúp trường hợp của tôi.

Việc điều chuyển người lao động làm công việc khác được quy định như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu thêm về vấn đề này qua phân tích sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động 2019

Nội dung tư vấn

Điều chuyển công việc là gì?

Điều chuyển công việc là hành vi người sử dụng lao động đề nghị người lao động tạm thời làm công việc khác với thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Việc điều chuyển người lao động làm công việc khác chỉ mang tính chất tạm thời. Sau khi hết thời hạn điều chuyển thì người lao động có quyền quay trở về; và làm công việc như hợp đồng lao động đã thỏa thuận.

Lưu ý điều chuyển thường bị nhầm lẫn với sửa đổi hợp đồng về điều khoản công việc. Điều chuyển được xem như ý chí đơn phương người sử dụng lao động; và thường là mệnh lệnh buộc phải làm theo. Khác với việc sửa đổi do hai bên thỏa thuận chuyển việc. Tức là các bên đồng ý thực hiện một công việc mới khác; và với thời hạn không xác định. Đây được coi là sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Nghĩa là người lao động sẽ chuyển sang làm công việc mới vô thời hạn; kể từ thời điểm sửa đổi hợp đồng. Từ đó, hợp đồng lao động sẽ ghi nhận thỏa thuận về công việc mới này.

Nội dung quy định pháp luật về điều chuyển công việc

Căn cứ điều chuyển người lao động thực hiện công việc khác với quy định của hợp đồng; cụ thể tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019. “Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.”

Theo căn cứ trên thì phải có lý do chính đáng và hợp lý. Không thể vô căn cứ mà yêu cầu người lao động điều chuyển làm nơi khác, công việc khác. Về bản chất của hành vi điều chuyển là thay đổi công việc. Điều 29 đã ghi nhận việc điều chuyển về vấn đề công việc; tức thay đổi lĩnh vực, chức vụ đối với công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, điều luật này lại không nhắc đến vấn đề thay đổi về địa điểm làm việc.

Nhằm tránh phía người sử dụng lao động có hành vi sự lạm dụng điều chuyển nhân viên; ảnh hưởng lợi ích của người lao động. Điều 29 Bộ luật Lao động có quy định.“Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.” Như vậy, người sử dụng không thể tùy tiện đưa ra lý do yêu cầu chuyển người lao động làm việc khác.

Thủ tục thực hiện điều chuyển công việc

Khi người sử dụng lao động có đủ căn cứ hợp pháp, hợp lý để yêu cầu điều chuyển người lao động; thì phải báo trước cho người lao động ít nhất là 3 ngày làm việc. Trong thông báo nói rõ thời hạn làm tạm thời; công việc vị trí phù hợp. Điều kiện công việc tạm thời này phải phù hợp với sức khỏe và giới tính của người lao động.

Trường hợp thời hạn điều chuyển dài; quá 60 ngày cộng dồn trong 1 năm. Bắt buộc phải có sự xác nhận đồng ý bằng văn bản. Ngoài ra để bảo đảm cho người lao động; khi làm việc mới được giữ nguyên tiền lương theo hợp đồng trong 30 ngày đầu. Thời gian còn lại sẽ ít nhất phải bằng 85% mức lương theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Người lao động có quyền từ chối điều chuyển công việc không?

Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 có quy định sau:

Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.”

Như vậy, người sử dụng lao động được quyền tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng; nhưng không quá 60 ngày cộng dồn trong 1 năm. Khi người sử dụng lao động đưa ra đầy đủ căn cứ về lý do điều chuyển; thì buộc người lao động phải chấp hành quyết định điều chuyển làm công việc mới trong thời hạn không quá 60 ngày. Đây là bắt buộc thực hiện; không cần hỏi ý kiến chấp thuận từ người lao động.

Đối với các trường hợp điều chuyển quá thời hạn 60 ngày; tức là sau đợt điều chuyển 60 lần thứ nhất nếu muốn tiếp tục điều chuyển người lao động; thì cần có sự đồng ý của người lao động được thể hiện rõ ràng bằng văn bản. Nếu người lao động không đồng ý; thì công ty phải sắp xếp để họ quay lại làm đúng công việc cũ như thỏa thuận trong hợp đồng. Người sử dụng lao động có hành vi bắt ép, đe dọa là trái với quy định của pháp luật. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước.

Thông tin liên hệ

Bài viết “Điều chuyển công việc có cần sự đồng ý của người lao động không?”. Chắc hẳn bài viết giúp bạn đọc hiện là người lao động hiểu rõ hơn về vấn đề điều chuyển công việc. Mong rằng bài việc giúp ích cho trường hợp của bạn đọc

Quý khách hàng hãy đăng ký dịch vụ luật sư tư vấn về lao động của Luật sư X hãy liên hệ ngay qua hotline: 0833 102 102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Từ chối điều chuyển người lao động có bị đuổi việc?

Điều chuyển công việc của người lao đông dưới 60 ngày/năm là quyền của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, phải đáp ứng đủ điều kiện về căn cư hợp lý; tiền lương, công việc tạm thời phù hợp. Nếu người lao động từ chối điều chuyển các bên có thể thỏa thuận với nhau. Đây có thể được xem là người lao động không hoàn thành công việc được giao. Bởi người sử dụng có quyền điều chuyển theo quy định pháp luật.

Tiền lương khi làm công việc tạm thời trong lúc điều chuyển là bao nhiêu?

Nhằm bảo đảm quyền lợi cua người lao động trong thời gian điều chuyển; Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể tại Điều 29. Khi sang công việc tạm thời sẽ được trả lương tương ứng với công việc đó. Tuy nhiên nếu thấp hơn so với mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng; thì được giữ nguyên mức lương cũ trong 30 ngày; và sau đó được trả lương thấp nhất bằng 85% lương thỏa thuận trong hợp đồng.

Hết thời hạn điều chuyển công ty không cho người lao động quay lại làm việc phải xử lý sao?

Theo quy định của luật lao động, sau khi hết thời hạn điều chuyển người lao động phải quay về công việc trước đây như trong thỏa thuận hợp đồng. Trường hợp công ty không đồng ý hay gây khó dễ đầu tiên các bên nên thỏa thuận hoặc nhờ hòa giải viên lao động giải quyết. Ngoài ra đây là căn cứ để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm