Chứng chỉ hành nghề cho y sĩ, bác sĩ là giấy tờ không thể thiếu để hành nghề. Để trở thành người trực tiếp khám chữa bệnh cho người khác, đội ngũ y sĩ, bác sõ cần phải có trình độ chuyên môn nhất định và có thời gian hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định, Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho y sĩ bác sĩ là gì? Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề cho y sĩ bác sĩ gồm những giấy tờ gì? Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ bác sĩ thực hiện như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Chứng chỉ hành nghề cho y sĩ bác sĩ là loại chứng chỉ gì?
Chứng chỉ hành nghề bác sỹ là là một loại văn bản mà những người theo đuổi nghề Bác sỹ bỏ công sức và tâm huyết ra để học, tích lũy về kinh nghiệm và kiến thức để được cấp chứng chỉ.
Chứng chỉ hành nghề bác sỹ được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân trong nước và nước ngoài để hành nghề Bác sỹ tại Việt Nam .
Chứng chỉ hành nghề Bác sỹ là một loại văn bản mang tính chất bắt buộc, bất cứ cá nhân nào muốn hành nghề thì phải có chứng chỉ này, tính chất bắt buộc được pháp luật bảo hộ và đảm bảo thi hành. Nếu cá nhân nào hành nghề Bác sỹ tại Việt Nam mà không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho y sĩ bác sĩ
Căn cứ theo Điều 4, Điều 6 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho y sĩ, bác sĩ như sau:
Điều kiện cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề
Điều 4. Điều kiện cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề
1. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề KBCB lần đầu là với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, được cấp khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có bằng tốt nghiệp bác sỹ đa khoa hoặc bác sỹ y khoa (sau đây viết tắt là bác sỹ y khoa);
b) Có giấy xác nhận thời gian thực hành đa khoa đủ 18 tháng theo nội dung quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề KBCB lần đầu với phạm vi hoạt động chuyên môn là chuyên khoa được cấp khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có văn bằng tốt nghiệp bác sỹ y khoa và giấy xác nhận thời gian thực hành đủ 18 tháng của một trong bốn chuyên khoa (nội, ngoại, sản, nhi) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Có văn bằng tốt nghiệp bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học dự phòng và giấy xác nhận thời gian thực hành đủ 18 tháng phù hợp với văn bằng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có văn bằng tốt nghiệp bác sỹ y khoa, bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học dự phòng và sau đó có thêm văn bằng chuyên khoa thì được cấp chuyên khoa phù hợp với văn bằng chuyên khoa đã được cấp.
Thời gian cấp văn bằng chuyên khoa không quá 24 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:
– 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
– 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
– 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
– 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
c) Có văn bằng tốt nghiệp bác sỹ y khoa, bác sỹ y học cổ truyền và có thêm chứng chỉ định hướng chuyên khoa, chứng chỉ chuyên khoa định hướng, chứng chỉ chuyên khoa sơ bộ, chứng chỉ sơ bộ chuyên khoa, (sau đây viết tắt là chứng chỉ chuyên khoa định hướng), chứng chỉ đào tạo liên tục định hướng chuyên khoa với thời gian từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa và giấy xác nhận thời gian thực hành đủ 18 tháng theo chuyên khoa định hướng đó (thời gian học định hướng chuyên khoa không được tính là thời gian thực hành).
3. Đối với các chức danh khác không phải là bác sỹ, người hành nghề được cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 18 và 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
4. Chứng chỉ chuyên khoa định hướng quy định tại Điều này chỉ áp dụng đối với các đối tượng được tuyển sinh và đào tạo trước ngày 09 tháng 7 năm 2019.
Điều kiện cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh
Điều 6. Cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh
1. Cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khi người hành nghề đề nghị thay đổi chuyên khoa khác với chuyên khoa đã được cấp trong chứng chỉ hành nghề.
2. Người hành nghề được cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị thay đổi và thời gian cấp bằng chưa quá 2 năm tính đến thời điểm người hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn.
Trường hợp thời gian cấp văn bằng chuyên môn quá 02 năm tính đến thời điểm đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn thì người hành nghề phải có văn bản xác nhận thực hành đáp ứng theo quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi hoạt động chuyên môn là đa khoa, chuyên khoa (trừ bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt, y học dự phòng, y học cổ truyền) và sau đó có thêm chứng chỉ, chứng nhận đào tạo chuyên khoa định hướng và giấy xác nhận thời gian thực hành 18 tháng phù hợp với chuyên khoa đề nghị thay đổi (thời gian đào tạo định hướng chuyên khoa không được tính vào thời gian thực hành chuyên khoa đó).
3. Chứng chỉ chuyên khoa định hướng quy định tại Điều này chỉ áp dụng đối với các đối tượng được tuyển sinh và đào tạo trước ngày 09 tháng 7 năm 2019.
Y sĩ đa khoa thực hành bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề?
Để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trước tiên bạn phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Theo Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định điều kiện về thời gian xác nhận quá trình thực hành thì y sỹ muốn được cấp chứng chỉ hành nghề phải có thời gian thực hành 12 tháng tại bệnh viện.
Ngoài ra, Điều 15 Thông tư 41/2011/TT-BYT quy định về nguyên tắc đăng ký thực hành như sau:
- Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.
- Trường hợp là y sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội – nhi hoặc ngoại – sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 12 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 06 tháng liên tục.
Do đó, bạn là y sĩ đa khoa muốn được cấp chứng chỉ hành nghề thì phải có thời gian thực hành tại bệnh viện 12 tháng.
Trong đó có đăng ký thực hành theo chuyên khoa hoặc theo các hệ. Nếu bạn thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 12 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 06 tháng liên tục.
Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề cho y sĩ bác sĩ gồm những giấy tờ gì?
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:
a) Văn bằng chuyên môn y;
b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;
c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
d) Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
3. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng chuyên khoa, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định này cấp.
5. Phiếu lý lịch tư pháp.
6. Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
7. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ bác sĩ
Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Sở Y tế;
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định, cụ thể :
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề cho đối tượng.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
- Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Sở Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4 : Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho y sĩ bác sĩ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Công chứng tại nhà của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc cấp lại chứng chỉ hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
1. Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc hư hỏng.
Theo quy định này thì y sỹ phải có 12 tháng thực hành tại bệnh viện mới đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề. Vì vậy trường hợp của bạn thực hành tại phòng khám đa khoa thì chưa đảm bảo điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:
– 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
– 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
– 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
– 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang làm trạm y tế (không phải là bệnh viện) nên bạn chưa đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ.