Cựu chiến binh là những người có công với cách mạng trong việc bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc. Nhà nước sẽ có những chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với những cựu chiến binh, trong đó có bao gồm các chính sách về bảo hiểm y tế. Để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho cựu chiến binh thì cần phải chuẩn bị một số hồ sơ giấy tờ theo quy định. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Điều kiện đổi sang mã thẻ BHYT cựu chiến binh được quy định như thế nào? Hồ sơ đổi sang mã thẻ BHYT cựu chiến binh cần chuẩn bị giấy tờ gì? Thủ tục đổi sang mã thẻ BHYT cựu chiến binh thực hiện ra sao? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
- Công văn 713/BHXH-CSYT năm 2019
Cựu chiến binh là ai?
Theo điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005 thì Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.
Giấy tờ xác định người tham gia BHYT là cựu chiến binh
Giấy tờ xác định người tham gia BHYT là cựu chiến binh gồm những giấy quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 30/2020/TT-BYT, cụ thể như sau:
a) Cựu chiến binh phục viên, xuất ngũ căn cứ một trong các giấy tờ sau đây:
– Quyết định phục viên, xuất ngũ (thôi việc);
– Lý lịch cán bộ hoặc bản Trích yếu 63 đối với sĩ quan;
– Lý lịch quân nhân;
– Thẻ quân nhân;
– Phiếu quân nhân;
– Lý lịch đảng viên được lập từ trước ngày cựu chiến binh phục viên, xuất ngũ (thôi việc);
– Quyết định hưởng trợ cấp theo quy định tại một trong các văn bản sau đây:
+ Nghị định số 500-NĐ/LB ngày 12 tháng 11 năm 1958 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Cứu tế Xã hội quy định thể lệ trợ cấp dài hạn cho những quân nhân tình nguyện được phục viên vì ốm yếu mà không có khả năng lao động;
+ Nghị định số 111-NĐ ngày 22 tháng 6 năm 1957 của Bộ Quốc phòng quy định cụ thể những khoản trợ cấp cho quân nhân phục viên;
+ Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;
+ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
+ Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
+ Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
b) Cựu chiến binh nghỉ hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: căn cứ Quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc Quyết định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng do cơ quan có thẩm quyền cấp.
c) Cựu chiến binh đã chuyển ngành căn cứ một trong các giấy tờ sau đây:
– Quyết định phục viên, xuất ngũ (thôi việc), chuyển ngành;
– Lý lịch cán bộ hoặc bản Trích yếu 63 đối với sĩ quan;
– Lý lịch quân nhân;
– Thẻ quân nhân;
– Phiếu quân nhân;
– Lý lịch công nhân viên quốc phòng;
– Lý lịch đảng viên được lập từ trước ngày cựu chiến binh phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành.
d) Trường hợp cựu chiến binh bị mất hồ sơ, giấy tờ:
– Cựu chiến binh bị mất hồ sơ, giấy tờ thể hiện là cựu chiến binh nhưng có một trong các giấy tờ sau đây:
+ Quyết định nhập ngũ;
+ Quyết định tuyển dụng;
+ Quyết định phong thăng quân hàm, nâng lương;
+ Quyết định điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;
+ Giấy tờ khen thưởng thành tích trong kháng chiến, khen thưởng trong chiến đấu;
+ Văn bản xác nhận là cựu chiến binh của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh (Áp dụng với đối tượng có giấy tờ, tài liệu được lập trước ngày 29 tháng 12 năm 2006 trong đó có nội dung chứng minh là cựu chiến binh).
– Cựu chiến binh nhập ngũ sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 có thời gian trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu nhưng bị mất hồ sơ, giấy tờ thể hiện là cựu chiến binh: Giấy xác nhận quá trình công tác của đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc do Thủ trưởng đơn vị nơi đối tượng đã công tác cấp theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của liên tịch Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc làm căn cứ xác nhận cựu chiến binh;
– Cựu chiến binh nhập ngũ sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 có thời gian trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu có hồ sơ, giấy tờ nhưng không ghi rõ thời gian, đơn vị, địa bàn xảy ra chiến sự: Bản trích lục giải mã đơn vị, thời gian, địa bàn xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc do Thủ trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cựu chiến binh cư trú cấp theo Hướng dẫn số 3386/LC-CTC-CCS ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Liên Cục Tác chiến, Cục Chính sách hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2084/QĐ-BBTM ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Tổng Tham mưu trưởng về việc ban hành Danh mục địa bàn, thời gian, đơn vị trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30 tháng 04 năm 1975.
Điều kiện đổi sang mã thẻ BHYT cựu chiến binh
Căn cứ Điểm 2 Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:
– Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Trường hợp của bạn, theo nội dung hỏi thì bạn nhập ngũ từ ngày 20/01/1980, nếu bạn đang đóng và cấp thẻ BHYT theo đối tượng người lao động, đồng thời có hồ sơ, giấy tờ chứng minh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo Điểm b Khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT thì thẻ BHYT được đổi theo mã quyền lợi của đối tượng cựu chiến binh, có ký hiệu là số 2 (được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi được hưởng BHYT).
Hồ sơ đổi sang mã thẻ BHYT cựu chiến binh
Thành phần hồ sơ đổi mã quyền lợi theo đối tượng cựu chiến binh bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành ghi rõ thời gian, địa điểm nơi trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành không ghi rõ thời gian, địa điểm nơi trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu thì bổ sung bản xác nhận về địa bàn phục vụ trong quân đội của đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên nơi trực tiếp quản lý đổi tượng trước khi phục viên, xuất ngũ theo Mẫu số 04B-HBKV.
– Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 1/1/2007).
Hướng dẫn thủ tục đổi sang mã thẻ BHYT cựu chiến binh
Theo quy định tại Khoản 2.2 Mục 2 Công văn 713/BHXH-CSYT năm 2019 về đổi mã hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP đối với đối tượng mang mã CK, CB, KC do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành thì:
Đối tượng Cựu chiến binh được quy định tại khoản 4, Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP , đối tượng Người tham gia kháng chiến được quy định tại khoản 5, Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP .
Tuy nhiên, một số Người tham gia kháng chiến được hưởng trợ cấp theo các quyết định: Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005, Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007, Quyết định số 62/20 11/QĐ -TTg và toàn bộ Người tham gia kháng chiến được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày là Cựu chiến binh theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh. Vì vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật BHYT, Người tham gia kháng chiến đồng thời là Cựu chiến binh thì mức hưởng BHYT theo đối tượng Cựu chiến binh (mã hưởng BHYT là 2).
Ví dụ:
– Ông Nguyễn Văn A là đối tượng quân nhân hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 62, trước kia ông đang mang mã KC2, nay xác định Ông A thuộc đối tượng Cựu chiến binh thì không đổi sang mã KC4 mà giữ nguyên mã KC2
– Ông Nguyễn Văn B là đối tượng quân nhân hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg , trước kia theo Nghị định 105/NĐ-CP ông B mang mã CB2, nay Ông B vẫn thuộc nhóm Cựu chiến binh, mang mã CB2, không đổi sang mã KC4.
Mức hưởng bảo hiểm y tế của cựu chiến binh
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;”
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng cựu chiến binh khi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được thanh toán chi phí với mức tối đa là 100%.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Điều kiện đổi sang mã thẻ BHYT cựu chiến binh”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định này có thể thấy đối tượng là cựu chiến binh sẽ có mức hưởng BHYT cao hơn so với đối tượng là người lao động. Mà Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì: Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Như vậy, bác của bạn là cựu chiến binh có đi làm việc tại doanh nghiệp (đóng BHYT theo đối tượng người lao động) nhưng mức hưởng BHYT sẽ theo đối tượng là cựu chiến binh, chi tiết về mức hưởng theo quy định nêu trên.
Theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trong đó:
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất theo quy định.
Mà tại Điểm a và Điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định này thì đối tượng là cựu chiến binh sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh. Còn đối với viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ được hưởng mức 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Do đó, chị đang là viên chức vừa là cựu chiến binh thì sẽ được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng là cựu chiến binh là 100% chi phí khám chữa bệnh.
Theo Khoản 15 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định những đối tượng cựu chiến binh được nhà nước đóng BHYT như sau:
*Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP.
Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30/4/1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP:
Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30/4/1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg .