Điều kiện được phép hoạt động giáo dục năm 2023

bởi Sao Mai
Thủ tục xin cấp phép hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục chính quy được giám sát dưới sự quản lý của nhà nước phải là những hoạt động giáo dục thỏa mãn một số điều kiện nhất định và được nhà nước công nhận, bảo hộ. Hoạt động giáo dục đa số thường được diễn ra tại nhà trường, nơi mà có hệ thống tổ chức giáo dục và cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học tập của học sinh, sinh viên. Hiện nay pháp luật giáo dục Việt Nam quy định khá rõ về các điều kiện thành lập nhà trường cũng như điều kiện được phép hoạt động giáo dục. Sau đây mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây liên quan đến chủ đề : “Điều kiện được phép hoạt động giáo dục

Căn cứ pháp lý

Hoạt động giáo dục được thực hiện quản lý như thế nào?

Việc tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục được tiến hành như sau:

  • Quản lý đối với hoạt động tuyển sinh được quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2021/NĐ-CP:
  • Cơ sở giáo dục thực hiện tuyển sinh theo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định của pháp luật.
  • Cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật được tự chủ xác định phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh và địa bàn tuyển sinh.
  • Quản lý đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục theo Điều 6 Nghị định 24/2021/NĐ-CP:
  • Cơ sở giáo dục được quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
  • Cơ sở giáo dục được chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân và gia đình học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 24/2021/NĐ-CP:
  • Việc quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự trong cơ sở giáo dục đáp ứng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục tại Nghị định này và thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự.
  • Cơ sở giáo dục được tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường bảo đảm rõ về mục đích tài trợ và sử dụng các nguồn tài trợ đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
  • Mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương

Như vậy, việc thực hiện quản lý các hoạt động giáo dục được tiến hành theo các quy định nêu trên.

Điều kiện được phép hoạt động giáo dục được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 49 Luật Giáo dục 2019 quy định điều kiện được phép hoạt động giáo dục bao gồm:

  • Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
  • Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
  • Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
  • Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Thủ tục xin cấp phép hoạt động giáo dục

Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục:

– Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

– Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Trường trung học nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tới người có thẩm quyền nêu trên.

Bước 2: Người có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Người có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường trung học.

Nếu đủ điều kiện thì ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Thời gian thực hiện bước này là trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục xin cấp phép hoạt động giáo dục
Thủ tục xin cấp phép hoạt động giáo dục

Cần đáp ứng điều kiện gì thành lập nhà trường?

Nhà trường là cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, bên cạnh nhà trường, trong cơ sở giáo dục còn có cơ sở giáo dục khác như lớp ngoại ngữ, tin học,..

Điều kiện thành lập nhà trường được quy định tại Khoản 1, Điều 49 Luật Giáo dục, cụ thể:

“1. Nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.

Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.“

Như vậy, điều kiện duy nhất để được thành lập nhà trường là có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục. Mỗi một sự ra đời của một trường học, thì gắn với một đề án cụ thể. Đề án thành lập trường là văn bản trình bày hàng loạt các nội dung liên quan đến thành lập trường học, được trình lên cơ quan có thẩm quyền để đề nghị thẩm định và xin phép về việc chấp thuận thành lập trường học.

Việc thành lập trường học trước hết là sự chuẩn bị về địa điểm xây dựng, đất đai, tài chính vì vậy đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội hay quy hoạch mang lưới cơ sở giáo dục là điều tất yếu. Trong đó, quy hoạch phát triển kinh tế phải được xem xét trong tổng thể vùng, lãnh thổ và đơn vị địa giới hành chính nhất định; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được ghi nhận trong Luật quy hoạch bao gồm Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh, của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Quy định cụ thể về nội dung đề án thành lập, nhằm giúp người lập đề án có đủ căn cứ để trình bày trong đề án, buộc họ phải thực hiện đầy đủ làm cơ sở cho chủ thể có thẩm quyền dễ dàng thẩm định, nắm bắt vấn đề và đánh giá một cách khách quan nhất. Thực tế, đây là những nội dung cơ bản, bắt buộc còn việc triển khai thêm các nội dung khác làm tăng tính thuyết phục phụ thuộc vào tính linh hoạt của chủ thể lập đề án.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Điều kiện được phép hoạt động giáo dục” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cho phép hoạt động giáo dục?

– Đối với trường trung học cơ sở: Do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
– Đối với trường trung học phổ thông: Do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Những hoạt động nào bị cấm khi lợi dụng hoạt động giáo dục?

Tại Điều 21 Luật Giáo dục 2019 quy định cấm lợi dụng hoạt động giáo dục như sau:
Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.

Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp nào?

Theo Điều 50 Luật giáo dục 2019
Điều 50. Đình chỉ hoạt động giáo dục
Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm