Điều kiện môi trường dạy nghề như thế nào?

bởi Hữu Duy
Điều kiện môi trường dạy nghề

Song song với việc giáo dục phổ thông, chúng ta có thể kể đến thêm hình thức đào tạo dạy nghề. Tuy nhiê, đào tạo dạy nghề cũng cần phải tuân thủ các yêu cầu theo quy định. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Điều kiện môi trường dạy nghề” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Lao động 2019

Luật Việc làm 2013

Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

Điều kiện môi trường dạy nghề

Có thể nói dạy nghề và việc làm luôn luôn đi liền với nhau. Người lao động nếu được học những chương trình dạy nghề tốt, có trình độ chuyên môn cao thì rất dễ kiếm được công việc tốt, phù hợp với khả năng của mình. Ngược lại nếu ngay từ khâu đào tạo nghề đã không được chú trọng thì rất khó có thể tìm được công việc tốt. Do đó, việc dạy nghề và học nghề được xem như là gốc rễ của một cái cây vậy, gốc có tốt thì cây mới có thể phát triển nhanh được.

Một số khái quát chung về việc làm và dạy nghề

Hoạt động kiếm sống là hoạt động quan trọng nhất của thế giới nói chung và con người nói riêng. Tuy nhiên, đối với con người, kiếm sống không chỉ là hoạt động sinh vật đơn thuần mà qua đó còn cải tạo con người, biến con người thành sinh vật xã hội có ý thức, tham gia các quan hệ xã hội, hình thành xã hội. Hoạt động kiếm sống của con người được gọi chung là việc làm. Việc làm trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân , xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của cá nhân. Con người vì muốn thoả mãn các nhu cầu của bản thân nên tiến hành các hoạt động lao động nhất định.

Như vậy xét về phương diện kinh tế-xã hội có thể hiệu việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao động được xã hội thừa nhận.

Có thể thấy lao động là quyền và nghiã vụ của công dân, Nhà nước và xá hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.

Luật Việc Làm 2013 đã khẳng định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.” Như vậy ta có thể hiểu việc làm được cấu thành từ ba yếu tố

+ Là hoạt động lao động: Đây là hoạt động thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động lao động chỉ là dấu hiệu của việc làm chứ không đồng nhất lao động với việc làm. Mọi người đều có hoạt động lao động nhưng không có nghĩa đều có việc làm. Yếu tố lao động trong việc làm khác với lao động thông thường ở chỗ nó phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy, người có việc làm thông thường phải là những người thực hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định.

– Tạo ra thu nhập: Thu nhập ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là khoản thu nhập trực tiếp mà còn bao hàm cả khả năng tạo ra thu nhập.

– Hoạt động đó phải hợp pháp: Không phải mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập đều được coi là việc làm. Hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng phải hợp pháp, phải được pháp luật thừa nhận hay không trái pháp luật mới được coi là việc làm. Tuỳ theo điều kiện kinh tế – xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là việc làm.

Ngoài ra tại Khoản 2, Điều 9, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định: ‘Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.”

Về các cơ chế chính sách cụ thể, Nhà nước đã có những chính sách và hỗ trợ tài chính , cho vay vốn hoặc giảm miễn thuế, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài ( bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài ) đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động; gắn chương trình việc làm với các chương trình dự án phát triển kinh tế – xã hội, hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài; phát triển hệ thống dịch vụ việc làm. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển kinh tế – xã hội sử dụng nhiều lao động, ưu tiên sử dụng lao động tại chỗ, lao động là người Việt Nam.

Về phía người sử dụng lao động, cùng với quyền tuyển chọn , tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đảm bảo việc làm cho người lao động theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng lao động, đảm bảo bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong trường hợp chấm dứt hợp đồng đối với người lao động vì lí do kinh tế…

Theo quy định tại Điều 4 của Bộ luật Lao động 2019 cũng đã đề cập: “Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.”

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Mục tiêu của dạy nghề được xác định là đào tạo nhân lực kỹ thuật trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dạy nghề và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có nghề nghiệp ( tay nghề ) là điều kiện tiên quyết đối với người lao động để có thể nhanh chóng tìm được việc làm và có chỗ làm ổn định. Trước đây, do quan niệm đào tạo nghề chỉ là vấn đề giáo dục và đào tạo, chưa thấy được sự cần thiết phải gắn đào tạo nghề với vấn đề giải quyết việc làm nên nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề thuộc Bộ giáo dục và đào tạo. Hiện nay, nhiệm vụ này đã được chuyển giao cho Bộ lao động – thương binh và xã hội nhằm thực hiện sự gắn kết liên thông vấn đề đào tạo nghề với nhu cầu của sản xuất, của thị trường lao động nhằm giải quyết việc làm. Chính phủ cũng đã thành lập Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ lao động – thương binh và xã hội .

Một bên trong quan hệ dạy – học nghề bao giờ cũng là doanh nghiệp và doanh nghiệp này khi thực hiện việc dạy nghề không bị ràng buộc bởi các điều kiện đặt ra như đối với các cơ sở dạy nghề thông thường khác. Có được điều kiện thuận lợi này là do việc dạy nghề trong trường hợp này không phải là lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp; một doanh nghiệp đang hoạt động thì điều kiện tối thiểu đảm bảo cho việc dạy nghề và học ngề thường dễ dàng đạt được trên thực tế.

Điều kiện môi trường dạy nghề
Điều kiện môi trường dạy nghề

Điều kiện môi trường dạy nghề

Hiện nay, công tác hướng nghiệp cho các bạn trẻ đã được phổ biến nhiều hơn tại các trường cấp 3, trung tâm giáo dục thường xuyên. Công tác này giúp cho các bạn xác định rõ hơn những mong muốn của mình trong nghề nghiệp. 
Nếu như trước đây, đặt chân vào cánh cửa đại học là mơ ước của hầu hết các bạn trẻ và đôi khi nó trở thành áp lực cho họ thì hiện nay, học nghề lại trở thành trào lưu và nó trở nên gần gũi hơn bao giờ hết đối với giới trẻ.

Những người trẻ xác định được thế mạnh của mình là gì, điều kiện về gia đình ra sao để đưa ra lựa chọn cho riêng bản thân mình. Cố gắng theo học văn hóa tại các trường cao đẳng, đại học không còn là điều mà tất cả mọi người đều nghĩ tới nữa bởi không ai dám khẳng định với bạn rằng tốt nghiệp sau 4 đến 5 năm bạn sẽ có công việc đáng mơ ước.
Việc thi vào các trường đại học là quá trình độ đối với nhiều bạn trẻ; bên cạnh đó, theo học nhiều năm liền tại các trường đại học thì khả năng tài chính của gia đình họ không đáp ứng được; các bạn trẻ có định hướng riêng với đam mê của mình;…Do đó, họ lựa chọn học nghề ngày càng nhiều.
Hiện nay, sự xuất hiện của nhiều trường trung cấp, cao đẳng công lập dạy nghề chính là một trong những minh chứng rõ nhất cho việc giới trẻ lựa chọn học nghề ngày càng gia tăng. Các trường công lập này thường sẽ đào tạo lý thuyết về cơ sở ngành và chuyên ngành để học viên nắm được tương đối.

Sau đó, học viên sẽ được tiến hành thực hành để có thể áp dụng tốt nhất phần lý thuyết đã học trên lớp. Tuy nhiên, quá trình thực hành cũng sẽ có thời gian quy định và khá ngắn nên sẽ không đảm bảo được khi kết thúc chương trình học bạn sẽ thành tạo tay nghề đối với nghề mình đã theo học.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Điều kiện môi trường dạy nghề”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo vệ thương hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Học nghề là gì?

Học nghề là quá trình trong đó diễn ra các hoạt động học tập; làm quen, rèn luyện… của người học nhằm đạt được trình độ nhất định về nghề nghiệp; nắm bắt kĩ năng thực hành một nghề nhất định, nâng cao trình độ tay nghề. Quá trình có thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc yêu cầu của nghề được đào tạo cũng như khả năng của người học và người dạy.

Doanh nghiệp đào tạo dạy nghề bao gồm những doanh nghiệp nào?

Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Cơ hội việc làm của người lao động học nghề như thế nào?

Đối với người lao động, có việc làm là mục tiêu cần đạt được với nhiều mục đích khác nhau: kiếm tiền; ổn định cuộc sống, thăng tiến, khẳng định mình trong gia đình, xã hội … Muốn có việc làm; cần hội đủ hai điều kiện chủ yếu, đó là có sức khỏe và có tay nghề.
Sức khoẻ là yếu tố đầu tiên mà người lao động cần có khi thực hiện công việc nhất định. Nhưng có thể thấy rằng hiếm có công việc nào thuần tuý chỉ cần sức mạnh của cơ bắp mà không cần đến trí tuệ; tri thức của con người. Trình độ nghề ( kiến thức , kĩ năng; kĩ xảo nghề nghiệp và thái độ làm việc hay tinh thần trách nhiệm của NLĐ); ở những mức độ khác nhau , vừa là yêu cầu khách quan của công việc; vừa là yêu cầu chủ quan của NSDLĐ đối với bất kì NLĐ nào.
Nếu như sức khoẻ có được nhờ di truyền , phát triển tự nhiên , rèn luyện thân thể … thì ngược lại, kinh nghiệm của người lao động chỉ có được hoặc chỉ đạt đến trình độ nhất định bằng con đường học tập và tích luỹ kiến thức về công việc đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm