Điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2022

bởi Minh Trang
Điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ

Chứng khoán là một thị trường đầu tư hấp dẫn được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Vậy trái phiếu riêng lẻ được hiểu như thế nào? Và điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ ra sao? Xin được giải đáp.

Bài viết dưới đây, LSX sẽ đề cập đến “Điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Chứng khoán là gì?

  • Chứng khoán là chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghỉ số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành. Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Chứng khoán có giá là hình thức biểu hiên của tư bản giả, bản thân không có giá trị độc lập, là những bản sao bằng giấy tờ của tư bản thực. Những chứng khoán có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu nên nó cũng là đối tượng mua bán và có giá cả. Thông thường trên chứng khoán có giá không ghi tên người sở hữu, do đó, có thể chuyển nhượng tự do từ người này sang người khác mà không cần có chữ kí của người chuyển nhượng. Trong lịch sử phát triển thị trường chứng khoán, lúc đầu chứng khoán được in bằng giấy nhưng dần dần được thể hiện dưới hình thức phi vật thể thông qua nghiệp vụ ghi chép kế toán bằng phương tiện điện tử.
  • Một chứng khoán tức là một sản phẩm tài chính có thể giao dịch trên thị trường.
  • Chứng khoán là một công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và nắm giữ như tiền.
  • Chứng khoán là xác nhận bằng chứng chỉ (certificate), bút toán sổ sách (book-entry) hay dữ liệu điện tử thể hiện quyền và lợi ích về sở hữu tài sản hoặc phần vốn đối với các công ty cổ phần.
  • Chứng khoán thể hiện mối quan hệ sở hữu đối với công ty (được xem là cổ phiếu), thể hiện mối quan hệ chủ nợ (trái phiếu…) hay chứng khoán lai (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi) hoặc các loại quyền chọn.
  • Chứng khoán có các thuộc tính sau:

+ Thứ nhất, chứng khoán có tính thanh khoản, nghĩa là chứng khoán có thể được chuyển đổi thành tiền mặt;

+ Thứ hai, chứng khoán có tính sinh lời, nghĩa là chứng khoán có khả năng tạo thu nhập cho chủ sở hữu;

+ Thứ ba, chứng khoán có tính rủi ro, nghĩa là việc sở hữu, mua bán chứng khoán có thể làm giảm thu nhập của chủ sở hữu.

  • Quy định của pháp luật các nước về các loại chứng từ có giá là chứng khoán không hoàn toàn giống nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chứng khoán bao gồm: cổ phiếu; trái phiếu; chứng chỉ quỹ đầu tư, các loại chứng khoán khác.
  • Quyển và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành phụ thuộc vào loại chứng khoán. Ví đụ. Người sở hữu cổ phiếu vừa có quyền hưởng lợi vừa có quyền sở hữu chủ đối với tổ chức phát hành còn người sở hữu trái phiếu chỉ có quyền hưởng lợi (thu nhập) từ tổ chức phát hành.
  • Chứng khoán phát hành ra công chúng có thể ghi danh (có ghi tên người sở hữu) hoặc vô danh (không ghi tên người sở hữu).

Thế nào là trái phiếu riêng lẻ?

  • Trái phiếu riêng lẻ (hay còn gọi là trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ). Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đưa ra định nghĩa như sau:

+ “Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet”

  • Hay có thể hiểu:

+ Trái phiếu là một loại chứng khoán huy động vốn trong đó doanh nghiệp hay nhà phát hành ( đi vay) phải trả cho nhà đầu tư ( cho vay) một khoản lãi cố định trong một thời gian nhất định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp, một tổ chức chính quyền như Kho bạc Nhà nước, chính quyền. Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ.

+ Trái phiếu riêng lẻ chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

+ Nếu cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty thì trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.

Điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ
Điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ

Điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ

  • Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước

+ Công ty cổ phần và công ty trách nghiệm hữu hạn là các doanh nghiệp được quyền phát hành trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm chứng quyền. Còn về trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền, doanh nghiệp phát hành  là công ty cổ phần.

+ Căn cứ theo điều 10, Nghị định 163/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia (trong trường hợp chia doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách (trong trường hợp tách doanh nghiệp), thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập công ty), thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi (trong trường hợp chuyển đổi công ty).

+ Doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ phải có báo cáo tài chính năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp nhận thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng theo quy định của Luật kiểm toán độc lập.

+ Số lượng nhà đầu tư khi trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được phát hành là 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác.

+ Phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải được thẩm quyền phê duyệt và chấp nhận theo quy định pháp luật và điều lệ công ty.

+ Trước đợt phát hành trái phiếu tiếp theo, doanh nghiệp phải đảm bảo đã thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi của trái phiếu đã phát hành 3 năm liên tiếp trước đó ( nếu có).

+ Với trường hợp trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền, doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần còn phải đáp ứng các điều kiện về tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật trong trường hợp chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần hoặc thực hiện quyền mua. Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất 6 tháng.

+ Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quy định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

+ Ngoài ra, với trường hợp doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng thì ngoài việc đáp ứng điều kiện phát hành nêu trên thì còn phải đáp ứng các quy định pháp luật áp dụng cho công ty đại chúng theo quy định pháp luật áp dụng cho công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.

+ Từ ngày 1/9/2020. theo Nghị định 81/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ phải đáp ứng thêm một số diều kiện như có hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật, đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành( bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo cáo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành, đơit phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng, trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, cùng điều khoản,..

+ Có thể thể thấy, các quy định về điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ là tương đối chặt chẽ, tạo ra khung pháp lý cụ thể buộc các doanh nghiệp phải tuân theo nếu muốn tiếp tục vận hành và phát triển trên thị trường trái phiếu một cách an toàn, bền vững, đồng thời để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các quy định này vẫn có phần chưa hợp lý, bởi các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nhu cầu về phát hành trái phiếu cũng khác nhau, mức độ rủi ro cũng không giống nhau. 

  • Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế.

+ Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền, đáp ứng điều kiện phát hành trái phieesutheo quy định tại thị trường phát hành. Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp nhận theo quy định pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

+ Đối với trái phiếu chuyển đổi hoặc trais phiếu chứng quyền, ngoài các điều kiện trên, doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật. các đợt phát hành chuyển đổi phải cách nhau ít nhất 6 tháng.

  • Đối với trái phiếu chính phủ

+ Với trái phiếu doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu cần phải căn cứ và Đề án được Chính phủ phê duyệt.

+ Đề án phát hành trái phiếu phải đảm bảo giá trị phát hành phù hợp với tổng mức vay và trả nợ ngân hàng nhà nước hàng năm được Quốc hội quyết định Chính phủ có trách nhiệm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề án, dự án và báo cáo về quản lý nợ công.

+ Tình hình nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công ( hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định) phải được Chính phủ báo cáo Quốc hội và Chủ tịch nước. Theo quy định của Luật Quản lý nợ công, chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm : Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội, nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội, Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ( không bao gồm cho vay lại) so với tổng ngân sách nhà nước hàng năm, nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuât khẩu hàng hóa và dịch vụ. 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước″. LSX tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tra cứu thông tin quy hoạch; làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm mới; hướng dẫn cách xác định diện tích đất ở có vườn, ao; hoặc vấn đề khác như mức phạt vi phạm hợp đồng của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LSX thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Làm sao để biết được cổ phiếu đang lên giá hay xuống giá?

Giá tham chiếu của một cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày hôm nay chính là giá đóng cửa của cổ phiếu đó ở phiên giao dịch hôm qua
Khi kết thúc một phiên giao dịch hàng ngày (bắt đầu từ 9h00 tới 14h45). Giá một cổ phiếu lúc đóng cửa vào cuối phiên giao dịch sẽ xảy ra ở một trong ba trường hợp sau:
Cổ phiếu tăng giá so với giá tham chiếu (giá xanh)Cổ phiếu giảm giá so với giá tham chiếu (giá đỏ) Giá cổ phiếu không thay đổi (vẫn là giá tham chiếu – giá vàng).
Bạn có thể quan sát được cổ phiếu đang khớp lệnh mua-bán ở giá xanh, giá đỏ, hay giá vàng dựa vào cách xem bảng giá chứng khoán ngay trong phiên giao dịch.

Kiếm lời từ cổ phiếu nhờ đâu ?

Khi người mua cổ phiếu thì luôn có kỳ vọng kiếm được lợi nhuận, lợi nhuận đến từ 2 nguồn chính:
+Sự tăng giá cổ phiếu. vd: Khi bạn mua cổ phiếu giá 20.000đồng/CP và bán ra với giá 30.000đồng/CP. Khi đó bạn sẽ có lãi là 10.000 đồng/cổ phiếu (50%)
+Hưởng lợi từ cổ tức. Là số tiền công ty trả cho cổ đông hàng năm, ví dụ cổ tức là 2.000 đồng/CP.
Như vậy theo trường hợp như trên, khi mua 20K và bán 30K, cổ tức 2K thì tổng số tiền bạn lời lúc này sẽ là 12.000đồng/CP.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm