Điều kiện sáp nhập tổ chức tín dụng mới năm 2023 là gì?

bởi TranQuynhTrang
Điều kiện sáp nhập tổ chức tín dụng mới năm 2023 là gì?

Tổ chức tín dụng được biết đến là tổ chức kinh tế kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, hoạt động này bao gồm như nhận tiền gửi, cung ứng các dịch vụ thanh toán hay cấp tín dụng. Vậy khi tổ chức muốn sáp nhập thì sẽ cần đáp ứng những điều kiện gì? Và việc sáp nhập tổ chức tín dụng được thực hiện theo những nguyên tắc nào? Bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung bài viết “Điều kiện sáp nhập tổ chức tín dụng mới năm 2023 là gì?” dưới đây của LSX để nắm được quy định về nội dung này nhé.

Căn cứ pháp lý

Tổ chức tín dụng là gì?

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.

Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

– Nhận tiền gửi.

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn;

+ Tiền gửi tiết kiệm;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi;

+ Kỳ phiếu;

+ Tín phiếu;

+ Các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

– Cấp tín dụng.

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc:

+ Có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay;

+ Chiết khấu;

+ Cho thuê tài chính;

+ Bao thanh toán;

+ Bảo lãnh ngân hàng.

– Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, bao gồm:

+ Cung ứng phương tiện thanh toán;

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng;

+ Các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

Sáp nhập tổ chức tín dụng được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Sáp nhập tổ chức tín dụng là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.

Như vậy sáp nhập tổ chức tín dụng là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.

Điều kiện sáp nhập tổ chức tín dụng mới năm 2023 là gì?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Điều kiện sáp nhập, hợp nhất

1. Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, trừ trường hợp được miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

b) Có Đề án sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Điều 13 Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất thông qua.

2. Sau khi sáp nhập, hợp nhất, tổ chức tín dụng sau sáp nhập, tổ chức tín dụng hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn, tỷ lệ phần vốn góp, sở hữu cổ phần và điều kiện hoạt động ngân hàng.

Như vậy để sáp nhập thì tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

Điều kiện sáp nhập tổ chức tín dụng mới năm 2023 là gì?
Điều kiện sáp nhập tổ chức tín dụng mới năm 2023 là gì?

– Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, trừ trường hợp được miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

– Có Đề án sáp nhập theo quy định tại Điều 13 Thông tư 36/2015/TT-NHNN được cơ quan có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập thông qua.

Và sau khi sáp nhập, tổ chức tín dụng sau sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn, tỷ lệ phần vốn góp, sở hữu cổ phần và điều kiện hoạt động ngân hàng.

Việc sáp nhập tổ chức tín dụng được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Nguyên tắc sáp nhập, hợp nhất

1. Thực hiện theo thỏa thuận; bảo đảm hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình sáp nhập, hợp nhất.

2. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

3. Bảo mật thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất trước khi Đề án sáp nhập, hợp nhất được cơ quan có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua. Các hồ sơ tài liệu liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, trung thực, chính xác, không gây hiểu nhầm.

4. Nghiêm cấm việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình sáp nhập, hợp nhất phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất.

5. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị hợp nhất hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng hợp nhất khai trương hoạt động. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị sáp nhập hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng sau sáp nhập đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy việc sáp nhập tổ chức tín dụng được thực hiện theo 05 nguyên tắc sau:

– Thực hiện theo thỏa thuận; bảo đảm hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình sáp nhập, hợp nhất.

– Tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

– Bảo mật thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất trước khi Đề án sáp nhập, hợp nhất được cơ quan có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua. Các hồ sơ tài liệu liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, trung thực, chính xác, không gây hiểu nhầm.

– Nghiêm cấm việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình sáp nhập, hợp nhất phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất.

– Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị hợp nhất hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng hợp nhất khai trương hoạt động. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị sáp nhập hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng sau sáp nhập đăng ký doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Điều kiện sáp nhập tổ chức tín dụng mới năm 2023 là gì?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Dịch vụ luật sư Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Tổ chức tín dụng có đặc điểm gì?

– Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập; theo quy định của Luật doanh nghiệp và những quy định khác của pháp luật.
– Đối tượng kinh doanh là tiền tệ và giấy tờ có giá.
– Hoạt động kinh doanh đặc thù gồm:
Huy động vốn: nhận tiền gửi, vay vốn ngân hàng nhà nước
Sử dụng vốn: cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán
– Tính rủi ro là có nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng
– Quản lý tổ chức tín dụng là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
– Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ; yêu cầu vốn theo quy định và nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ.

Quy định về chủ sở hữu thành lập tổ chức tín dụng như thế nào?

Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự

Ai là người đại diện theo pháp luật của các tổ chức tín dụng?

Người đại diện theo pháp luật của các tổ chức tín dụng được quy định cụ thể tại Điều lệ của các tổ chức tín dụng và phải đảm bảo là một trong những người sau đây:
– Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng.
– Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
Người đại diện theo pháp luật của các tổ chức tín dụng, phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp nếu người đó vắng mặt tại Việt Nam thì phải ủy quyền cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm