Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng. Mỗi tôn giáo sẽ có những nét độc đáo riêng biệt, các thành viên tham gia tôn giáo có thể tham gia các cơ sở đào tạo tôn giáo để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cũng giống như các tổ chức khác, việc thành lập các cơ sở đào tạo tôn giáo phải tuân theo quy định pháp luật. Vậy Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo là gì? Trình tự thủ tục tiến hành thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện thế nào? Hồ sơ thành lập tôn giáo gồm có những giấy tờ gì? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, hiện nay số tín đồ các tôn giáo chiếm một phần lớn trong tổng dân số nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách phù hợp với tình hình tôn giáo trong từng giai đoạn cụ thể. Vậy Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định thế nào, mời quý bạn đọc cùng làm rõ:
Căn cứ tại Điều 37 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
“Tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo;
- Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo;
- Có chương trình, nội dung đào tạo; có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo;
- Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.”
Như vậy để thành lập được cơ sở đào tạo tôn giáo phải đáp ứng được các điều kiện trên.
Hồ sơ thành lập tôn giáo gồm có những giấy tờ gì?
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Khi muốn thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Vậy Hồ sơ thành lập tôn giáo gồm có những giấy tờ gì, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu:
Tại Điều 38 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016, trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo như sau:
– Trước khi thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
– Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên cơ sở đào tạo, họ và tên người đại diện cơ sở đào tạo, sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo;
+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở đào tạo;
+ Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo gồm các nội dung cơ bản: tên cơ sở đào tạo; địa điểm đặt trụ sở; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; trình độ, loại hình đào tạo; chương trình, nội dung giảng dạy và chuẩn đào tạo của từng trình độ đào tạo; tài chính, tài sản;
+ Dự thảo quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo.
Trình tự thủ tục tiến hành thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Tuy nhiên, để được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo thì cá nhân, tổ chức cần phải làm một số thủ tục nhằm đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo. Vậy Trình tự thủ tục tiến hành thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo hiện nay như thế nào, quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung sau:
Căn cứ Điều 38 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
“Điều 38. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
- Trước khi thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
- Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên cơ sở đào tạo, họ và tên người đại diện cơ sở đào tạo, sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo;
b) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở đào tạo;
c) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo gồm các nội dung cơ bản: tên cơ sở đào tạo; địa điểm đặt trụ sở; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; trình độ, loại hình đào tạo; chương trình, nội dung giảng dạy và chuẩn đào tạo của từng trình độ đào tạo; tài chính, tài sản;
d) Dự thảo quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
đ) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo. - Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
- Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo có văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo.
Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo không thành lập cơ sở đào tạo thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực. - Cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.”
Theo quy định trên thì trước khi thành lập cơ sở tôn giáo phải thì tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo có văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo. Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo không thành lập cơ sở đào tạo thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
Quy định về quản lý tài sản cơ sở tôn giáo như thế nào?
Cơ sở tôn giáo là các cơ sở hoạt động cho mục đích tôn giáo, chẳng hạn như chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,.. Một tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo, trước hết, tổ chức này phải hoạt động tôn giáo ổn định, liên tục trong một thời gian nhất định. Vậy pháp luật Quy định về quản lý tài sản cơ sở tôn giáo như thế nào, hãy cùng chúng tôi giải đáp qua nội dung bên dưới:
Theo quy định hiện hành tại Điều 56 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được quy định như sau:
1. Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo bao gồm tài sản được hình thành từ đóng góp của thành viên tổ chức; quyên góp, tặng cho của tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được hình thành theo tập quán, do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng.
4. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn tài sản bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được quy định tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về Mẫu hợp đồng cho thuê đất vườn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Cơ sở đào tạo tôn giáo giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của tổ chức tôn giáo;
b) Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, cơ sở đào tạo tôn giáo không tổ chức được hoạt động đào tạo;
c) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động đào tạo tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
Việc mở lớp bồi dưỡng tôn giáo thì bạn phải gửi văn bản đăng ký đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Khánh Hòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ thì cơ quan này sẽ trả lời bằng văn bản thông báo kết quả cho bạn.