Đoàn viên công đoàn là gì?

bởi ThuHa
Đoàn viên công đoàn là gì

“Xin chào luật sư. Đoàn viên công đoàn là gì? Đoàn viên công đoàn có quyền lợi, nghĩa vụ gì? Để trở thành đoàn viên công đoàn cần đáp ứng những điều kiện ra sao? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đoàn viên công đoàn là gì?

Hiện nay, chưa có định nghĩa nào cụ thể về đoàn viên công đoàn. Nhưng có thể hiểu đoàn viên công đoàn là những người lao động đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gia nhập vào tổ chức công đoàn.

Đoàn viên công đoàn là những người làm việc, phục vụ cho tổ chức công đoàn, là tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho người lao động, đứng ra bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Hệ thống công đoàn được tổ chức bao gốm Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức công đoàn các cấp. Công đoàn cơ sở được tổ chức tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Đoàn viên công đoàn là gì?
Đoàn viên công đoàn là gì?

Quyền lợi của đoàn viên công đoàn

Căn cứ vào Điều 3, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI đã ghi quyền của đoàn viên gồm có:

1. Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

2. Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

3. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn, đề xuất với công đoàn kiến nghị với người sử dụng lao động về thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động. Được thông tin về các quy định của công đoàn và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động.

4. Được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được công đoàn giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp, giới thiệu để bầu vào cơ quan lãnh đạo của Đảng (nếu là đảng viên), của nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội khác.

5. Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn; được công đoàn đại diện tham gia tố tụng các vụ án về lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.

6. Được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ học nghề, tìm việc làm, ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ chức; thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khi gặp khó khăn. Được tham gia các sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức.

7. Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn giúp đỡ.

Nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn

Những quyền lợi, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn:

+ Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn, tham gia tích cực các hoạt động công đoàn và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

+ Luôn luôn học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+ Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tổ chức.

Bên cạnh những quyền và trách nhiệm nêu trên, pháp luật còn quy định nghiêm cấm những hành vi đối với đoàn viên công đoàn theo Điều 9 Luật Công đoàn năm 2012 như sau:

– Đoàn viên công đoàn không được có những hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện các quyền công đoàn.

– Có những hành vi phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.

– Sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp bất lợi khác làm ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động công đoàn.

– Thực hiện các hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập

– Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.

– Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội trong đoàn viên, người lao động.

– Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.

– Tập hợp, giải quyết tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tổ chức vận động đoàn viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

– Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

– Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đoàn viên công đoàn là gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin hợp pháp hóa lãnh sự; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ công đoàn được phân loại như thế nào?

– Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
+ Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
+ Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên.

Đối tượng nào được gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam?

Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã.
– Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
– Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.
– Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối tượng nào không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam?

– Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
– Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
– Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
– Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
– Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm