Doanh nghiệp có phải thành lập công đoàn không? Nếu không thành lập công đoàn có phải nộp kinh phí công đoàn không?

bởi Hoàng Hà

Một trong những vướng mắc trong quá trình vận hành doanh nghiệp hiện nay là quy định về công đoàn, doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? Nếu không thành lập công đoàn thì kinh phí công đoàn, đoàn phí có phải đóng không? Luật sư X sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này.

Căn cứ:

  • Luật Công đoàn năm 2012
  • Nghị định 191/2013/NĐ – CP

Nội dung tư vấn:

1. Doanh nghiệp có phải thành lập công đoàn không?

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn năm 2012 thì công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Như vậy, doanh nghiệp không bắt buộc phải thành lập công đoàn. Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm vận động người lao động thành lập và gia nhập công đoàn đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

2. Khi không thành lập công đoàn, doanh nghiệp có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn được quy định tại Điều 4 Nghị định số 191/2013/NĐ – CP . Theo đó, tất cả các doanh nghiệp đều phải đóng kinh phí công đoàn mà không phân biệt doanh nghiệp có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Nếu doanh nghiệp có công đoàn thì người lao động phải đóng đoàn phí.

Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

3.Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư

Mức đóng kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp là 2% dựa trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Công ty A có 5 người lao động, trong đó 3 người lao động tham gia bảo hiểm xã hội với mức lương trung bình là 5 triệu đồng/1 người. Vậy, số tiền kinh phí công đoàn công ty A phải nộp là: 2% * (5.000.000 * 3) = 300.000 đông

Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tư vấn Lao động tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm