Hiện nay, tôi mới thành lập doanh nghiệp hiện có 15 người lao động. Theo như tôi được biết thì công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động có từ 5 công đoàn viên trở lên tự nguyện tham gia, gia nhập, được công đoàn cấp trên quyết định công nhận. Vậy theo quy định công đoàn được hiểu là gì? Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn hay không? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Luật Công đoàn 2012
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Công đoàn cơ sở là gì?
Công đoàn là tổ chức chính trị, xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện đại diện cho người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia vào quản lý kinh tế – xã hội; tham gia thanh tra kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động có từ 5 công đoàn viên trở lên tự nguyện tham gia, gia nhập, được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.
Công đoàn cơ sở có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, Được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và thành phần trí thức;
Thứ hai, Là một tổ chức chính trị – xã hội thuộc hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
Thứ ba, Được thành lập nhằm mục đích phối hợp với các cơ quan, tổ chức kinh tế, xã hội khác quan tâm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động;
Thứ tư, Thực hiện chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động, quản lý của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
Thứ năm, Phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động thông qua phương thức tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo vệ Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Công đoàn 2012 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn như sau:
Thứ nhất, Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Thứ hai, Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, việc thành lập công đoàn trên cơ sở tự nguyện, vì vậy công ty không bắt buộc phải thành lập công đoàn. Việc doanh nghiệp có thành lập công đoàn hay không hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của tập thể lao động mà không phải là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Thực tế, trong mỗi doanh nghiệp, việc có một tổ chức đại diện cho tập thể lao động thực sự là cần thiết, bởi không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công. Đồng thời, tổ chức này sẽ thay mặt cho người lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng trước người sử dụng lao động.
Quyền lợi của người lao động khi gia nhập công đoàn
Dù quan hệ lao động được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, tuy nhiên, thực tế, người lao động vẫn được coi là bên yếu thế trong mối quan hệ này. Do đó, được đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng là quyền lợi thiết thực của người lao động khi gia nhập công đoàn.
Quyền của đoàn viên công đoàn được quy định chi tiết tại Điều 18 Luật Công đoàn 2012. Theo đó, đoàn viên công đoàn sẽ được:
– Yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm;
– Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động; quy định của công đoàn;
– Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm;
– Được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn;
– Được công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn;
– Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức;
– Đề xuất với công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Vi phạm quy định về phân biệt đối xử khi thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
Như đã phân tích nêu trên, pháp luật hiện hành không có quy định về việc bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn. Do đó, xét về phía người sử dụng lao động trong trường hợp liên quan đến việc thành lập, gia nhận công đoàn có thể áp dụng quy định tại Điều 35 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020 về việc vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
Thứ nhất, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;
– Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động;
– Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;
– Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn;
– Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối với người lao động.
Thứ hai, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:
– Có quy định hạn chế quyền của người lao động tham gia làm cán bộ công đoàn;
– Chi phối, cản trở việc bầu, lựa chọn cán bộ công đoàn;
– Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn.
Thứ ba, Biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
– Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định 28/2020/NĐ-CP;
– Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 35 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn?“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Ly hôn nhanh Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không năm 2022?
- Tham gia công đoàn là tự nguyện hay bắt buộc?
- Không thành lập công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có trách nhiệm:
Tạo điều kiện và hỗ trợ người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động.
Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.- Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.
Được quy định cụ thể tại Điều 175 Bộ luật lao động 2019:
Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:
Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác;
Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
– Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
– Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
– Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
– Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
– Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;