Tham gia công đoàn là tự nguyện hay bắt buộc?

bởi TranQuynhTrang
Tham gia công đoàn là tự nguyện hay bắt buộc?

Xin chào Luật sư X. Hiện công ty tôi làm đã thành lập công đoàn cơ sở và tôi đang bị ép phải tham gia công đoàn. Vì vậy, tôi muốn biết rằng tham gia công đoàn là tự nguyện hay bắt buộc? Việc công ty ép tôi tham gia công đoàn như vậy có đúng quy định pháp luật không? Và tôi không tham gia thì có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của mình không? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Công đoàn là gì?

Điều 1 Luật Công đoàn 2012 quy định về công đoàn như sau:

“Điều 1. Công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Tham gia công đoàn là tự nguyện hay bắt buộc?

Điều 170 Bộ luật lao động năm 2019; quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện; người lao động tại cơ sở như sau:

1. Người lao động có quyền thành lập; gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập; gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động; tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2; Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động”.

Có thể thấy rằng, công đoàn là một tổ chức chính trị; xã hội quan trọng được ghi nhận không chỉ trong luật mà công đoàn còn được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của nhà nước ta đó là hiếp pháp. Theo đó tại khoản 1 điều 170 Bộ luật lao động 2019 chỉ ra rằng người lao động có quyền thành lập, gia nhập công đoàn theo quy định của luật công đoàn.

Tham gia công đoàn là tự nguyện hay bắt buộc?
Tham gia công đoàn là tự nguyện hay bắt buộc?

Có nghĩa là việc người lao động chỉ có quyền đối với việc gia nhập công đoàn chứ không có nghĩa vụ phải tham gia. Vì vậy mà theo quy định của luật thì người lao động không bị bắt buộc phải gia nhập công đoàn. Không một tổ chức cá nhân nào có quyền ép buộc, cưỡng ép người lao động phải tham gia vào tổ chức của mình.

Công ty có được bắt ép người lao động tham gia công đoàn không?

Căn cứ khoản 2 Điều 190 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về việc ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn là hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn .

Nhưng theo Bộ luật Lao động 2019 thì không có đề cập đến việc ép buộc này mà quy định đối với yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động là hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tại điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, mặc dù không có đề cập đến việc công ty ép buộc người lao động tham gia công đoàn nhưng có thể thấy tham gia công đoàn sẽ là điều kiện để công ty tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động với người lao động và khi này theo quy định tại Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

+ Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;

+ Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;

+ Kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;

+ Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

– Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Do đó, công ty không được bắt ép người lao động tham gia công đoàn vì đây là hành vi bị cấm và có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định này).

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tham gia công đoàn là tự nguyện hay bắt buộc?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu trọn gói, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Gia nhập công đoàn có những quyền gì?

Thứ nhất, người lao động sẽ nâng cao vai trò của mình trong doanh nghiệp;
Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm;
Thứ ba, người lao động được tổ chức Công đoàn hỗ về mặt vật chất và tinh thần;

Đối tượng nào không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam?

– Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
– Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
– Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
– Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
– Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;

Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở không?

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là 1 tổ chức do người lao động thành lập dựa trên tinh thần và nguyên tắc tự nguyện, không bị ép buộc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm