Phải làm sao để yêu cầu đòi bồi thường khi người khác mượn xe làm hư hỏng ? Đây có lẽ là vấn đề mà không ít người quan tâm bởi, các giao dịch về vay mượn tài sản, là một trong những giao dịch dân sự có tính phổ biến cao. Việc cho người khác mượn xe là một trong những điều xảy ra khá phổ biến; tuy nhiên trong trường hợp, người mượn xe sử dụng và gây hư hỏng thì, người cho mượn phải làm thế nào để; yêu cầu bồi thường ? Hãy cùng Luật Sư X, tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về hợp đồng mượn tài sản
Mượn xe của người khác hay mượn bất cứ một đồ vật gì được coi là một giao dịch dân sự, về hợp đồng mượn tài sản. Tại điều 494 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng mượn tài sản như sau:
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được
Theo đó, người mượn phải có nghĩa vụ trả lại tài sản đối, với người cho mượn theo đúng thời hạn và chất lượng tài sản, trước khi
sử dụng tài sản đó. Vậy, trong trường hợp cho người khác mượn xe, sau đó bị làm hư hỏng thì người mượn có phải bồi thường không ?
Có thể bạn quan tâm
Mượn xe người khác làm hư hỏng có phải bồi thường ?
Theo Điều 496 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản thì bên mượn tài sản phải có các nghĩa vụ sau:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
- Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
- Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
- Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
- Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
Theo đó, đối với trường hợp mượn xe người khác, tuy nhiên lại làm hư hỏng trong quá trình sử dụng; thì người mượn xe phải có nghĩa vụ bồi thường, khi làm hư hỏng tài sản, đã được mượn. Theo đó, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tài sản; được quy định cụ thế tại 589 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
- Tài sản bị mất, hủy hoại hoặc hư hỏng
- Lợi ích bị mất do việc khai thác tài sản
- Chi phí ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại, các chi phí khác nếu có
Đòi bồi thường khi người khác mượn xe làm hư hỏng thế nào ?
Trong trường hợp, cho người khác mượn xe, tuy nhiên người mượn xe lại làm hư hỏng tài sản của bên cho mượn; thì bên cho mượn có quyền yêu cầu đòi bồi thường theo quy định. Một trong các phương thức mà các bên thường xử dụng nhất đó chính là thỏa thuận với nhau, để tiết kiệm được các chi phí cần thiết.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, giá trị tài sản bị hư hỏng; do người khác mượn xe làm hư hỏng là tương đối lớn, dẫn đến các bên không thỏa thuận được vấn đề về bồi thường thiệt hại thì; bên cho mượn tài sản có quyền khởi kiện tới tòa án để đòi bồi thường thiệt hại.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm; kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015; thì bên khởi kiện có thể thực hiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án đối với những tranh chấp dân sự ;tại Điều 26 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản bao gồm:
- Đơn khởi kiện yều cầu bồi thường thiệt hại (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng kí xe ô tô, xe máy;
- Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo ví dụ như hợp đồng cho mượn tài sản,…
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Đòi bồi thường khi người khác mượn xe làm hư hỏng thế nào ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833102102
Câu hỏi liên quan
Về mặt chủ quan: Lỗi vô ý, chủ thể biết trước hoặc đã thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng do cẩu thả hoặc quá tự tin cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được nên đã thực hiện hành vi đó và đã gây ra thiệt hại ngoài mong muốn của mình.
+ Về mặt khách quan: Xét về hoàn cảnh hiện tại cũng như lâu dài, người gây thiệt hại không có khả năng kinh tế để bồi thường toàn bộ thiệt hại vì thiệt hại xảy ra quá lớn đối với khả năng kinh tế của họ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh khi:
– Có hành vi trái pháp luật
– Có thiệt hại xảy ra về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
– Có lỗi (trạng thái nhận thức về hành vi, hậu quả của hành vi có thể xảy ra của cá nhân).
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Thiệt hại khác do luật quy định.