Hiện nay, tỷ lệ các gia đình ly hôn có xu hướng ngày càng tăng cao. Trong quá trình ly hôn, vấn đề luôn được quan tâm nhiều là tranh chấp quyền nuôi dưỡng con. Con cái được giao cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng trực tiếp. Người nuôi dưỡng thường có mong muốn đổi cho con sang họ của mình. Việc đổi họ cho con sau khi ly hôn có cần cả cha và mẹ đồng ý không và thực hiện như thế nào?
Xin chào luật sư! Em đã kết hôn hiện đang có 2 cháu được 6 tháng tuổi, một cháu 15 tuổi. Bây giờ, em muốn ly hôn và muốn giành quyền nuôi con. Muốn thay đổi họ cho con nữa để không còn bất cứ quan hệ nào với nhà nội. Nếu em thuê luật sư thay mặt em giải quyết các vấn đề này chi phí bao nhiêu? Em xin cảm ơn luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sau khi ly hôn, con sẽ được giao cho một trong hai người vợ hoặc chồng nuôi dưỡng. Người trực tiếp nuôi dưỡng con thường có mong muốn thay đổi họ theo họ của mình. Vậy việc thay đổi họ cho con sau khi ly hôn được tiến hành ra sao?
Quyền yêu cầu ly hôn
Đối tượng có quyền yêu cầu ly hôn căn cứ Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
- Vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa giải quyết
- Người thân đại diện yêu cầu khi vợ/chồng hạn chế năng lực hành vi
- Vợ có thai hoặc con dưới 12 tháng chồng không có quyền yêu cầu
Với trường hợp con dưới 12 tháng chỉ vợ yêu cầu đơn phương ly hôn. Hoặc hai vợ chồng đồng ý thuận tình ly hôn. Chồng không được quyền đề nghị ly hôn khi vợ có con hoặc con còn nhỏ.
Hồ sơ ly hôn đơn phương
Khi muốn đơn phương ly hôn vợ/chồng cần chuẩn bị giấy tờ:
- Đơn xin ly hôn
- Giấy đăng ký kết hôn
- Bản sao có chứng thực CMND/CCCD và sổ hộ khẩu
- Bản sao giấy khai sinh của con
- Giấy tờ về tài sản chung đang tranh chấp
Thủ tục ly hôn
Thủ tục ly hôn đơn phương sẽ được tiến hành như sau:
- Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án quận/huyện đang cư trú.
- Hoàn thành đủ hồ sơ hợp lệ và án phí.
- Mời các bên đến Tòa để tiến hành hòa giải
- Hòa giải không thành thì mở phiên tòa xét xử
- Xét xử và công bố bản án
Quyền trực tiếp nuôi dưỡng con
Khi ly hôn quyền nuôi con sẽ thuộc về cha hay mẹ? Điều kiện để có được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con căn cứ vào thỏa thuận.
Trường hợp các bên không thể thỏa thuận thì Tòa sẽ quyết định. Căn cứ vào điều kiện chu cấp tốt nhất cho con
- Điều kiện vật chất: Nguồn thu nhập, nơi ở, sinh hoạt
- Điều kiện tinh thần: Thời gian rảnh cho con, trình độ học vấn, nhân cách đạo đức
Ngoài ra, con dưới 36 tháng tuổi thông thường sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải đóng góp chi phí cấp dưỡng cho con.
Có thể tự thay đổi họ cho con sau khi ly hôn không ?
Căn cứ Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 trường hợp được phép thay đổi họ:
- Đổi họ cho con từ cha đẻ sang mẹ đẻ và ngược lại
- Họ con nuôi sang họ cha hoặc mẹ nuôi
- Đổi họ khi tìm ra nguồn gốc huyết thống
- Đổi họ con khi cha mẹ thay đổi họ
Khi thay đổi họ cho con từ đủ 9 tuổi thì cần có sự đồng ý của con. Vậy việc đổi họ cho con có cần cả cha và mẹ đồng ý không; hiện nay pháp luật quy định như thế nào?
Đổi họ cho con sau khi ly hôn có cần cả cha và mẹ đồng ý không?
Sau khi ly hôn, người trực tiếp nuôi dưỡng thường có mong muốn con theo họ mình. Cha hoặc mẹ có thể tự ý đổi họ cho con mà không để người kia biết không? Việc thay đổi họ cho con cần cả cha và mẹ đồng ý không?
Theo Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn luật Hộ tịch 2014:
- Việc thay đổi họ, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó
- Sự đồng ý được thể hiện rõ trong Tờ khai
- Đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó
Như vậy, khi muốn đổi họ cho con dưới 18 tuổi cần cả cha và mẹ đồng ý. Cả hai đều phải thể hiện rõ sự đồng ý thông qua xác nhận trong tờ khai đăng ký.
Thẩm quyền thay đổi họ cho con
Cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ, tên cho công dân là Ủy ban nhân dân
- Đối với người chưa đủ 14 tuổi: Thay đổi hộ tịch họ, tên do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện. Căn cứ dựa trên Điều 27 Luật hộ tịch 2014
- Đối với người từ đủ 14 tuổi: Thay đổi họ tên do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện. Theo quy định tại Điều 46 Luật hộ tịch 2014.
Hồ sơ thay đổi họ cho con sau khi ly hôn
Cha, mẹ cần chuẩn bị đủ hồ sơ yêu cầu đổi họ cho con bao gồm:
- Giấy khai sinh của con bản gốc
- Tờ khai đăng ký việc thay đổi hộ tịch. Tờ khai nêu rõ sự đồng ý của cả vợ và chồng về việc thay đổi họ cho con;
- Giấy tờ khác làm căn cứ cho việc thay đổi họ ( CMND/CCCD, sổ hộ khẩu…)
Hồ sơ hoàn thành nộp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tại nơi thường trú.
Thủ tục thay đổi họ cho con sau khi ly hôn
Thủ tục để tiến hành việc đổi họ cho con qua các bước sau:
- Chuẩn bị hồ sơ nêu trên. Nộp bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân có thẩm quyền
- Trong vòng 3 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ có kết quả. Trường hợp cần xác minh thêm thì không kéo dài quá 3 ngày
- Ủy ban nhân dân trả kết quả kèm theo giấy tờ của con
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của luật sư X về thắc mắc Đổi họ cho con sau khi ly hôn có cần cả cha và mẹ đồng ý không? cha và mẹ đồng ý không? Mong rằng bài viết trên giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu muốn thay đổi họ cho con vui lòng liên hệ số điện thoại: 0833 102 102 để được hỗ trợ.
Câu hỏi thường gặp
Việc thay đổi họ cho con được xem dịch vụ hành chính. Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí đổi họ, tên thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do đó, mỗi tỉnh có mức lệ phí riêng; bạn có thể tham khảo phần lệ phí trên cổng thông tin của tỉnh mình. Các trường hợp đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo có thể được miễn lệ phí khi đăng ký.
Khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ theo yêu cầu như hướng dẫn, nộp đúng cơ quan có thẩm quyền. Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền sẽ hoàn thành thủ tục cho người dân. Trường hợp còn cần xác minh thêm thì thủ tục cũng không kéo dài quá 3 ngày. Như vậy, khoảng 1 tuần sau khi nộp đủ hồ sơ theo yêu cầu thì họ con sẽ được thay đổi.
Nếu con từ đủ 9 tuổi không muốn đổi họ thì sẽ không thực hiện được. Trong tờ khai đăng ký yêu cầu xác nhận đồng ý của con từ đủ 9 tuổi. Nên nếu con không đồng ý cha/mẹ không thể tự ý đổi họ của con. Trường hợp con dưới 9 tuổi thì chưa đủ nhận thức nên cha/mẹ là người đưa ra quyết định mà không cần ý kiến của con. Khi còn đủ 18 tuổi đầy đủ năng lực hành vi sẽ tự đổi họ theo mong muốn của bản thân.