Xin chào Luật sư X. Chị gái tôi có có sơ suất làm lửa tém cháy góc tiền, tôi không biết là những đồng tiền này có thể đem đổi được hay không? Và đổi tiền rách ở ngân hàng nào? Quy định về việc đổi tiền rách tại ngân hàng như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Trách nhiệm đổi tiền rách như thế nào?
Pháp luật ngân hàng quy định Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông tại Thông tư 25/2013/TT-NHNN.
Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về Tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:
1. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):
a) Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;
b) Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.
2. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):
a) Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn…); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;
b) Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.
3. Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.
Theo đó, trường hợp của bạn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN.
Trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN như sau:
2. Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, khách hàng nộp hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi. Các đơn vị nhận và xét đổi theo các điều kiện sau:
a) Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại;
b) Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại; nếu được can dán thì phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền (mặt trước, mặt sau; trên, dưới; bên phải, bên trái), đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an;
Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hàng số sêri, dây bảo hiểm, yếu tố IRIODIN, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo đó, số tiền của chị bạn bị lửa tém nếu đáp ứng điều kiện trên sẽ được ngân hàng tiến hành thu đổi. Nếu không đủ điều kiện được đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi trả lại và thông báo lý do.
Đổi tiền rách ở ngân hàng nào? Cách đổi ra sao?
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bạn có thể đổi tiền rách ở tất cả các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm ngân hàng Nhà nước, ngân hàng TMCP…Hiện, có hơn 31 ngân hàng TMCP và 4 ngân hàng Nhà nước để khách hàng lựa chọn khi muốn đổi tiền.
Tùy vào từng nhu cầu, bạn có thể đổi tiền rách tại một số ngân hàng dưới đây:
- Ngân hàng Agribank
- Ngân hàng Vietcombank
- Ngân hàng BIDV
Ngoài những ngân hàng trên, bạn còn có thể đổi tiền rách ở một số ngân hàng khác như: VPBank, SacomBank, TechcomBank, MBBank, VIB…
Thủ tục đổi tiền rách tại các ngân hàng.
Thực tế, đối với các trường hợp tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do biến dạng, rách nát vì lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất hoặc do quá trình lưu thông thì không cần phải nộp giấy tờ gì. Tuy nhiên, nếu đổi tiền rách, hư hỏng do quá trình bảo quản thì cũng cần đảm bảo một số giấy tờ cơ bản dưới đây.
+Giấy đề nghỉ đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, mẫu do ngân hàng cung cấp. Khách hàng cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin bao gồm: Tên, CMND, số điện thoại, địa chỉ, số lượng tiền đổi, nguyên nhân rách, hư hỏng. Sau đó nộp cho nhân viên ngân hàng.
+Bản sao CMND hoặc Thẻ CCCD còn giá trị.
Quy trình đổi tiền rách tại ngân hàng
Khi có nhu cầu, khách hàng mang tiền rách, hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn tới các chi nhánh ngân hàng gần nhất. Sau đó, đăng ký quy đổi tiền rách, hư hỏng sang tiền mới. Đối với những trường hợp không xác định được có đủ tiêu chuẩn không thì:
+5 ngày đầu tiên, đơn vị thu – đổi sẽ chuyển hiện vật kèm giấy đề nghị giám định về chi nhánh ngân hàng đăng ký chuyển đổi.
+ 5 ngày tiếp theo, chi nhánh ngân hàng đó sẽ thông báo kết quả giám định và trao trả hiện vật.
+Nếu không thực hiện được giám định trong vòng 15 ngày, ngân hàng sẽ chuyển hiện vật kèm giấy giám định về cục phát hành và kho quỹ.
+Sau 7 ngày, Cục phát hành và kho quỹ sẽ thông báo kết quả giám định tới khách hàng. Nếu phát hiện ra hành vi cố tình hủy hoại, đơn vị sẽ chuyển cho cơ quan công an xem xét.
+Kết quả từ cơ quan công an sẽ làm căn cứ để thực hiện việc quy đổi.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Bài thu hoạch cảm tình đảng 2015
- Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đổi tiền rách ở ngân hàng nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì việc đổi tiền phải đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN.
Từ 20/01/2014, việc đổi tiền rách, nát hư hỏng sẽ không mất phí. Thông tư 25/2013/TT-NHNN đã bãi bỏ quy định về thu phí 4% khi đổi tiền trước đây tại Quyết định 24/2008/QĐ-NHNN.
Việc đổi tiền rách không chỉ áp dụng với đơn vị tiền tệ của Việt Nam, mà còn cả với tiền tệ nước ngoài như là USD. Để có thể đổi tiền USD bị rách thì các bạn hãy nhớ luôn chú ý:
Tiền bị rách do vô tình hoặc khách quan chứ không phải cố ý phá hoại.
Tiền phải không bị mất màu hoặc hư hại, không bị dính các vết bẩn che đi họa tiết của tờ tiền.
Tiền vẫn phải giữ được dạng giấy của mình, chứ không phải là dạng bột, mảnh vụn nhỏ…
Diện tích bị rách hoặc mất, hư hại không được quá lớn, theo quy định thì sẽ là dưới 50%.
Hoa văn bảo mật, số seri… không bị mờ hoặc là mất.
Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN thì: Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ.
Như vậy khi rút tiền từ cây ATM bị rách thì có thể được đổi nếu thỏa mãn các trường hợp quy định tại khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 25