Để đẩy mạnh việc đấy tranh với những tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến trật tự án toàn xã hội, bên cạnh việc ban hành các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự thì pháp luật còn quy định áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương. Đây là biện pháp xử ký hành chính được áp dụng đối với những đối tượng nhất định khi xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm. Vậy chi tiết đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương năm 2023 là những đối tượng nào? Quy định xoay quanh biện pháp này ra sao? Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là gì?
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng. (khoản 1 Điều 89 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực 01/01/2022).
Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương năm 2023
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP về đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.
2. Đối tượng và thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
c) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;
d) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;
đ) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm này;
e) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Như vậy, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).
Bên cạnh đó không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có được chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình không?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 120/2021/NĐ-CP về điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 5 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Gia đình có nguồn thu nhập ổn định; có chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; có điều kiện phối hợp với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giáo dục, quản lý người chưa thành niên;
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý người chưa thành niên tại gia đình; có thời gian để giáo dục, quản lý, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
d) Có bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
Như vậy, nếu như đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có các điều kiện sau đây thì được chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
+ Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
+ Gia đình có nguồn thu nhập ổn định; có chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; có điều kiện phối hợp với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giáo dục, quản lý người chưa thành niên;
+ Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý người chưa thành niên tại gia đình; có thời gian để giáo dục, quản lý, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
+ Có bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Chi phí xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Chi phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện;
c) Chi phí tổ chức cuộc họp tư vấn;
d) Chi phí cho việc chuyển giao đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội;
đ) Chi phí cho việc tổ chức quản lý đối với trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định;
e) Chi phí cho việc tổ chức giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại các cơ sở bảo trợ xã hội;
g) Chi phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục;
h) Chi phí cho công tác quản lý việc thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
i) Các chi phí cần thiết khác.
Kinh phí này do ngân sách địa phương bảo đảm và các nguồn kinh phí khác (nếu có).
Mức kinh phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục tối thiểu là 360.000 đồng/tháng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục thay đổi nơi lãnh lương hưu hằng tháng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người vi phạm cư trú;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đặt trụ sở;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối, không có nơi cư trú ổn định.
Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình quy định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú.
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định Trưởng Công an xã tự lập hoặc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với các đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP trên cơ sở đề nghị của những người sau đây:
– Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; người đứng đầu các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;
– Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người vi phạm đang làm việc hoặc học tập;
– Đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở gồm: Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc và các đơn vị tương đương.
1. Văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị.
2. Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm.
3. Văn bản, tài liệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định này.
4. Bệnh án (nếu có).
5. Bản tường trình của người vi phạm.
Trường hợp người vi phạm không biết chữ hoặc không thể viết bản tường trình thì có thể nhờ người khác viết hộ, người vi phạm phải điểm chỉ vào từng trang của bản tường trình;
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).