Dồn điền đổi thửa là gì?

bởi NguyenThiLanAnh
Dồn điền đổi thửa là gì?

Dồn điền đổi thửa là một thuận ngữ quen thuộc trong lĩnh vực đất đai. Ngày nay khi kinh tế phát triển, nhu cầu tập trung cao thì vấn đề này càng được quan tâm nhiều hơn. Vậy để hiểu khái niệm dồn điền đổi thửa là gì? Quy định của pháp luật về dồn điền đổi thửa thì hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Thông tư 24/2014/TT-BTNTMT

Dồn điền đổi thửa là gì?

Dồn điền, đổi thửa là một chính sách được áp dụng trong đất nông nghiệp, cụ thể là việc dồn đất ruộng từ các ô/thửa nhỏ thành các thửa lớn, trên cơ sở đó giúp cho việc canh tác diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn, công tác phát triển sản xuất trở nên thống nhất và có quy mô lớn hơn.

Điều kiện để dồn điền đổi thửa

Từ việc phân tích khái niệm dồn điền, đổi thửa là gì, có thể thấy bản chất của công tác này là việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa những người sử dụng đất trong cùng 1 xã/phường/thị trấn với nhau. Tuy nhiên, công tác này chỉ được thực hiện khi các bên tham gia chuyển đổi quyền sử dụng đất đảm bảo được 3 điều kiện như sau:

  • Hộ gia đình/cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác (theo Điểm b, Khoản 1, Điều 179 của Luật Đất đai 2013). Hạn mức ở đây được quy định là không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất.
  • Đất thực hiện dồn điền, đổi thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng (hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng theo Điều 100 Luật Đất đai 2013), đất không tranh chấp, quyền sử đụng dất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và cuối cùng là đất phải trong thời hạn sử dụng.
  • Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai và chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được cơ quan chức năng ghi nhận thông tin vào sổ địa chính.

Bạn đọc có thể quan tâm: Đất đang có tranh chấp là gì? Các hạn chế khi đất đang có tranh chấp

Nguyên tắc của dồn điền đổi thửa

  • Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa phải được thực hiện công khai, theo phương thức dân chủ, đảm bảo thông tin và bàn bạc công khai với người dân, tạo được sự đồng thuận cao. Nói cách khác, cơ quan chức năng tại địa phương không được phép tự ý sắp đặt dồn điền; đổi thửa mà không công khai và hỏi ý kiến của người sử dụng đất; điều này là trái với quy định pháp luật.
  • Việc dồn điền, đổi thửa phải đảm bảo quy hoạch tổng thể tạo sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài; không ảnh hưởng đến hệ thống giao thông; thủy lợi hay việc xây dựng các công trình văn hóa trên đất đó.

Ý nghĩa của việc dồn điền, đổi thửa

Nhiều người thường thắc mắc vì sao phải dồn điền, đổi thửa, xáo trộn và chuyển đổi quyền sử dụng đất giữa người này với người kia, câu trả lời là do việc dồn điền, đổi thửa mang lại rất nhiều ý nghĩa cho việc canh tác sản xuất của người sử dụng đất nói riêng, công tác quản lý của cơ quan chức năng nói chung, cụ thể như sau:

  • Giải quyết tình trạng manh mún, phân tách trong canh tác đất nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo đất.
  • Dải đất rộng, tập trung vào 1 mối nên thuận lợi cho việc thu hoạch; vận chuyển do giảm bớt thời gian và công sức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và quản lý đất nông nghiệp.
  • Thuận lợi hơn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương; hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp đất đai liền kề, tranh chấp lối đi chung…

Hồ sơ đề nghị dồn điền đổi thửa

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNTMT; hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình; cá nhân để thực hiện dồn điền đổi thửa được nộp chung cho các hộ gia đình; cá nhân chuyển đổi đất nông nghiệp gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK của từng hộ gia đình, cá nhân.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
  • Văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
  • Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã, phường; thị trấn nơi có đất đã được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.
  • Biên bản giao nhận ruộng đất theo phương án dồn điền đổi thửa (nếu có).

Thủ tục dồn điền đổi thửa

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ và nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành:

  • Kiểm tra hồ sơ và xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Tiếp đó Văn phòng đăng ký đất đai hoàn thiện hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện/thành phố.
  • UBND huyện/thành phố xem xét, phê duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (sổ đỏ) cho người dân.
  • Văn phòng đăng ký đất đai nhận sổ đỏ và trao cho người dân. Đồng thời thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính; cơ sở dữ liệu đất đai được dồn điền đổi thửa.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Dồn điền đổi thửa là gì?” Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quy định mới về việc cấp sổ đỏ cho đất dồn điền, đổi thửa

Theo quy định mới tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ 8/2/2021 vừa qua; người dân khi thực hiện xong dồn điền; đổi thửa sẽ được cấp sổ đỏ mới thay vì cấp đổi sổ đỏ như quy định hiện hành. (Các quy định liên quan có một số điểm khác biệt đối với trường hợp xin cấp sổ đỏ mới cho đất dồn điền; đổi thửa nhưng đang bị thế chấp).

Đất đang có tranh chấp là gì?

Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp thửa đất đó với cá nhân tổ chức khác, với Nhà nước hoặc giữa những người sử dụng chung diện tích đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới; về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất… Đất đang có tranh chấp cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.

Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng?

Bước 1: Yêu cầu tiếp nhận vay vốn
Bước 2: Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo
Bước 3: Thực hiện thủ tục vay thế chấp
Bước 4: Đăng ký giao dịch đảm bảo

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm