Phụ nữ sau khi sinh con luôn cần có thời gian để nghỉ dưỡng và phục hồi lại thể trạng. Dù là phụ nữ đang làm việc ở lĩnh vực, ngành nghề nào, luôn được hưởng đặc quyền này hậu thai sản. Kể cả giáo viên nữ đang làm việc tại các trường công hay tư đều vậy. Tuy nhiên, sau khi sinh, giáo viên nữ cần làm đơn xin nghỉ dưỡng sức để nộp lên lãnh đạo cấp trên trước khi nghỉ. Đơn xin nghĩ dưỡng sức sau sinh của giáo viên gồm những phần gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên
Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau thai sản là một loại biểu mẫu dành cho lao động nữ nói chung và giáo viên nữ nói riêng. Mục đích biểu mẫu này được lập ra là vì lợi ích của phụ nữ trong cuộc sống. Trong quá trình thai sản, phụ nữ sẽ trải qua 02 thời kì: thời kì trước thai sản và thời kì sau thai sản. Thời kì nào thì cũng cần thời gian nghỉ dưỡng thai sản. Nếu giai đoạn trước khi sinh cần thời gian nghỉ dưỡng để chuẩn bị cho việc sinh sản; thì giai đoạn sau khi sinh là thời gian để người phụ nữ hồi phục lại sức khỏe và thể trạng của bản thân.
Sau đây là mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau thai sản của giáo viên:
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG SỨC SAU SINH
Kính gửi: – Ban giám hiệu………………………….
– Công đoàn ………………………………
– Phòng tổ chức cán bộ .………….
Tên tôi là: ………………….. Giới tính: …………………
Sinh ngày: ………………… Dân tộc: ……………… Quốc tịch: …………………
Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân số: ………….. do ………… cấp ngày ……………….
Đơn vị công tác: ……………….
Tôi viết đơn này xin được trình bày một việc như sau:
Tôi sinh con thứ …. vào ngày … tháng … năm … đã được nghỉ chế độ thai sản từ ngày … tháng … năm ….Tuy nhiên sức khỏe tôi còn yếu nên tôi làm đơn này xin được nghỉ dưỡng sức sau sinh từ ngày … tháng … năm đến ngày … tháng …. năm ….
Lý do xin nghỉ dưỡng sức sau sinh: Sinh con thứ … phải mổ thường.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
………, ngày … tháng … năm ….
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Những lưu ý khi viết đơn nghỉ dưỡng sức sau sinh
– Đơn nghỉ dưỡng sức sau sinh có thể được viết bằng tay hoặc đánh máy. Tuy nhiên, khi ký tên thì người viết đơn phải ký bằng tay, chứ không được sử dụng chữ ký số. Ký tên bằng tay sẽ thể hiện sự tôn trọng của bản thân đến lãnh đạo cấp trên; cũng thể hiện được thái độ ứng xử với mọi người xung quanh.
– Ghi đúng tên bộ phận mà người viết muốn gửi đơn đến ở phần “Kính gửi”. Điều đó không những thể hiện sự tinh tế mà còn nói lên sự am hiểu về đơn vị công tác, nơi làm việc của người viết đơn.
– Ghi đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân. Đặc biệt là đơn vị công tác của người viết đơn; để tránh bị nhầm lẫn hoặc bác bỏ đơn do thông tin không xác thực.
– Khoảng thời gian nghỉ sau sinh được viết trong đơn phải rõ ràng, và phải phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ thai sản sau sinh. Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định; về thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh, như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên mới nhất năm 2022”. Mong rằng bài viết sẽ có ích cho độc giả. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi; hoặc các dịch vụ khác như thành lập doanh nghiệp; hồ sơ giải thể công ty;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102
Hân hạnh được phục vụ quý khách.
Mời bạn xem thêm bài viết
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 2, Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Tuy nhiên số ngày nghỉ dưỡng vẫn phải trong thời gian pháp luật quy định, không được ít hơn.
Căn cứ Khoản 1, Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.