Ngày lễ gần đến chỉ còn vài tháng nữa là Tết Nguyên Đán mọi người rục rịch chuẩn bị mua pháo hoa để đốt. Trước đây, người dân không được phép đốt pháo nhưng hiện nay nhà nước đã cho phép người dân mua pháo và đốt pháo tại các cửa hàng bán pháo hàng của Bộ Quốc phòng hoặc các cửa hàng được cấp phép. Nhưng không phải trường hợp nào cũng được phép đốt pháo. Nếu như người dân đốt pháo trái phép thì có thể bị xử lý hành chính, thậm chí nặng hơn là xử phạt hình sự. Cùng tham khảo bài viết “Đốt pháo trái phép ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu?” để biết được mức xử phạt đối với hành vi đốt pháo trái phép là bao nhiêu.
Được đốt những loại pháo nào?
Nghị định 36/2009/NĐ-CP có hiệu lực đến hết ngày 10/01/2021, đã quy định rất rõ ràng các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng, gồm:
1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
Từ ngày 11/01/2021, quy định trên sẽ chính thức hết hiệu lực. Nghị định 137/2020 thay thế Nghị định 36 không còn quy định rõ ràng các loại pháo được phép sử dụng nữa mà tại Điều 9 chỉ quy định trường hợp được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, gồm:
1. Pháo hoa, pháo hoa nổ được sử dụng theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định này.
2. Các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp.
Trong đó, Điều 11 quy định các tỉnh/thành nhất định được bắn pháo hoa trong các dịp: Tết Nguyên đán; Giỗ Tổ Hùng Vương; Ngày Quốc khánh; Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ; Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Kỷ niệm ngày giải phóng; Ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sự kiện văn hoá, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
Điều 17 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Như vậy, Nghị định 137 chỉ cho phép cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (từ đủ 18 tuổi trở lên; không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp
Những loại pháo nào được phép đốt trong ngày Tết?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép đốt pháo hoa trong dịp lễ Tết khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Pháo hoa được mua của các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, loại pháo hoa được người dân sử dụng trong dịp Tết là sản phẩn được chế tạo mà có các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc và không gây ra tiếng nổ.
Việc không gây ra tiếng nổ chính là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt pháo hoa người dân được phép sử dụng với loại pháo hoa nổ người dân không được phép đốt trong ngày Tết 2022.
Hiện nay, tại Việt Nam, người dân chỉ được mua pháo hoa duy nhất tại một địa điểm là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoá chất 21 (hay còn gọi là nhà máy Z121) thông qua website https://21chemical.vn/ và các cửa hàng bán pháo hoa được phép kinh doanh.
Theo Quyết định 1044 ngày 11/01/2022 của công ty này, các loại pháo hoa được bán gồm: Ống phun nước bạc ngoài trời, trong nhà; Ống phun hoa lửa cầm tay; Cây hoa lửa, xoay; thác nước bạc; pháo hoa con sò đổi màu; Pháo hoa giàn phun viên.
Đặc biệt, người mua khi muốn sử dụng thì phải cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ để cơ quan chức năng kiểm tra.
Đốt pháo trái phép ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
- Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
- Ssử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
- Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu bạn sử dụng pháo hoa không mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra tang vật đối với hành vi này của bạn sẽ bị tịch thu.
Lỡ đốt pháo hoa “giàn phun” có tiếng nổ, người dân có bị phạt không?
Trong những ngày này, người dân nô nức xếp hàng dài để mua pháo hoa về “chơi Tết”. Tuy nhiên, mới đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin Nhà máy Z121 tạm dừng sản xuất cũng như tạm dừng bán ra thị trường pháo hoa giàn phun hoa và giàn phu viên vì có tiếng nổ.
Điều đó làm nhiều người đã mua hai loại pháo hoa này lo ngại vì không biết phải xử lý thế nào với những chiếc pháo hoa đã mua trước đó. Tuy nhiên, cần phải khẳng định lại, thông tin trên là chưa thật sự chính xác bởi hiện nay, công ty đã đưa ra thông báo như sau:
Tạm dừng bán sản phẩm này để kiểm tra, đánh giá lại.
Nếu người dân đã mua giàn phun hoa, giàn phun viên của công ty thì vẫn tiếp tục được đốt nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Do đó, nếu người dân đã mua loại pháo hoa nêu trên của công ty Z121 thì chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất (công ty Z121) thì sẽ không bị xử phạt từ 05 – 10 triệu đồng theo phân tích ở trên.
Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền công bố sản phẩm nêu trên có tiếng ồn quá mức cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ QCVN 04:2021/BCA và không được đốt mà người dân vẫn cố tình sử dụng thì sẽ bị phạt.
Song song với đó, nếu chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn do cơ quan có thẩm quyền quy định thì căn cứ khoản 3 Điều 448 Bộ luật Dân sự, bên mua có quyền yêu cầu đổi pháo hoa đó lấy loại khác hoặc trả lại pháo hoa đó cũng như được lấy lại tiền từ bên bán (công ty Z121).
Đồng thời, căn cứ khoản 6 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, nếu sản phẩm pháo hoa không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mà công ty Z121 dã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết thì người mua có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đây cũng là quy định được nêu tại Điều 608 Bộ luật Dân sự.
Về mức đòi bồi thường thiệt hại, Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, thiệt hại thực tế sẽ được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Về mức bồi thường cũng như hình thức, phương thức thì do hai bên cùng thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết.
Mời bạn xem thêm:
- Giết người đốt xác phi tang là phạm tội gì theo quy định 2022?
- Người bào chữa đốt tang vật bị phạt bao nhiêu năm tù QĐ 2022
- Đốt và thả đèn trời có phải vi phạm pháp luật?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đốt pháo trái phép ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu?”. đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ Đổi tên căn cước công dân… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có quy định về sử dụng pháo hoa như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định về sử dụng pháo hoa như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định như trên bạn có thể đốt pháo hoa vào ngày sinh nhật của mình. Tuy nhiên bạn phải mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Nếu không bạn sẽ bị coi là sử dụng trái phép pháo hoa và có thể bị xử phạt.
Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì từ ngày 11/01/2021: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy thì từ ngày 11/01/2021 thì người dân được phép sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương… và pháo hoa phải được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.