Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là việc xác định một cá nhân về tình trạng hôn nhân của họ, rằng họ : độc thân, đã kết hôn, đã ly hôn,… Việc này quan trọng đối với việc xác định quan hệ nhân thân trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Cũng như những ai muốn đăng ký kết hôn cũng cần phải chứng minh việc mình còn độc thân để có thể đăng ký kết hôn, tránh những trường hợp có ai đó muốn lừa đảo kết hôn khi vẫn đang trong quan hệ hôn nhân. Vậy giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất như thế nào? Download giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất?
LSX sẽ mang đến những thông tin liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là gì?
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là giấy tờ để cá nhân cam kết về tình trạng hôn nhân của mình: Độc thân, đã ly hôn, đã kết hôn… khi muốn thực hiện một giao dịch hoặc một thủ tục nào đó như: Đăng ký kết hôn, thế chấp vay vốn ngân hàng…
Ngoài ra, giấy này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác nhận quan hệ nhân thân, xác nhận nghĩa vụ liên đới giữa vợ, chồng trong các giao dịch với bên thứ ba.
Thời hạn của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Khoản 1 Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ:
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp
Căn cứ quy định này, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp. Và công dân không được sử dụng giấy này ngoài mục đích ghi trong giấy xác nhận.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP, giấy này có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp tùy theo thời điểm nào đến trước.
Để hướng dẫn chi tiết quy định này, Bộ Tư pháp đã nêu ví dụ tại Thông tư 04 như sau:
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.
Như vậy, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ có giá trị trong 06 tháng hoặc đến khi tình trạng hôn nhân của người xin xác nhận thay đổi: Từ độc thân sang kết hôn hoặc từ đang kết hôn sang độc thân…
Thủ tục xin giấy xác nhận hôn nhân thế nào?
Để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, người có yêu cầu phải thực hiện theo thủ tục, trình tự tại Nghị định 123/2015 và Thông tư 04/2020 như sau:
Trường hợp không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Khoản 5 Điều 12 Thông tư 04/2020 nêu rõ, có 02 trường hợp không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân gồm:
- Kết hôn với người cùng giới tính.
- Kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
Hồ sơ
Theo Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
- Tờ khai theo mẫu.
- Các giấy tờ khác:
Bản án hoặc quyết định ly hôn (nếu trước đó đã ly hôn).
Giấy chứng tử của vợ/chồng (nếu vợ/chồng đã chết).
Ghi chú ly hôn, hủy việc kết hôn (công dân Việt Nam ly hôn, hủy kết hôn ở nước ngoài).
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đã cấp trước đó – nếu có). Nếu không nộp lại thì phải trình bày rõ lý do.
Cơ quan cấp
Theo Điều 21 Nghị định 123 năm 2015, cơ quan cấp giấy xác nhận độc thân gồm:
- Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam hoặc của công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.
- UBND cấp xã, nơi công dân đăng ký tạm trú nếu công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú.
Số bản cấp
Theo Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP:
- Cấp 01 bản nếu sử dụng vào mục đích kết hôn.
- Cấp theo số lượng được yêu cầu nếu sử dụng vào mục đích khác không phải để kết hôn.
Thời gian cấp
Thời gian cấp giấy này được nêu cụ thể tại Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Lệ phí cấp
Theo Điều 5 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, lệ phí trong trường hợp này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
Download giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất
Hướng dẫn cách viết giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất?
Mục kính gửi:
Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thuộc về UBND cấp xã. Theo đó, mục kính gửi ghi là UBND xã, phường, thị trấn.
Ví dụ: UBND phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Mục “nơi cư trú”: Ghi theo địa chỉ cư trú hiện nay của người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Với công dân Việt Nam đang cư trú trong nước:
Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi thường trú thì ghi theo nơi tạm trú;
Không có nơi thường trú cũng như tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống hiện tại.
- Với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
Mục “giấy tờ tùy thân”: Ghi theo thông tin trên một trong các loại giấy tờ gồm hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc các giấy tờ hợp lệ khác.
Ví dụ:
Căn cước công dân số 038191xxxxxx do Cục Quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư cấp ngày 11/11/2020.
Chứng minh nhân dân số 17301xxxx do công an Thanh Hoá cấp ngày 25/6/2019.
Mục “Tình trạng hôn nhân”: Phải ghi chính xác về tình trạng hôn nhân hiện tại của người đó.
- Đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước:
Nếu chưa bao giờ kết hôn thì ghi “Chưa đăng ký kết hôn với ai”.
Nếu đang có vợ/chồng thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông… theo Giấy chứng nhận kết hôn số…, do… cấp ngày… tháng… năm…”.
Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số… ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân…; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết theo Giấy chứng tử/Trích lục khai tử/Bản án số:… do… cấp ngày… tháng… năm…; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
Nếu là trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông…”.
- Đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh, thì khai về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian đã cư trú tại nơi đó.
Ví dụ: trong thời gian cư trú tại ……., từ ngày…. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng … năm …. chưa đăng ký kết hôn với ai
- Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, thì khai về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian cư trú tại nước đó
Ví dụ: trong thời gian cư trú tại CHLB Đức từ ngày ……. tháng …. năm ……. đến ngày …….. tháng ….. năm …….. không đăng ký kết hôn với ai tại Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức
Mục “Giấy này được sử dụng để”.
Ghi rõ mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, không được để trống.
Ví dụ: Làm thủ tục mua bán nhà; bổ túc hồ sơ xin việc; làm thủ tục thừa kế; bổ túc hồ sơ đi du lịch nước ngoài; để kết hôn…
Trường hợp sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải ghi rõ họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định làm thủ tục kết hôn.
Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục kết hôn với chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1992, CMND số 03133xxxx, tại UBND xã A, huyện B, thành phố Hải Phòng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục hôn nhân Công giáo tại Việt Nam năm 2023
- Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân cho sĩ quan quân đội mới năm 2023
- Làm giấy xác nhận tài sản riêng ở đâu trước hôn nhân năm 2023?
Thông tin liên hệ
Vấn đề Download giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020 nêu rõ, chỉ 03 trường hợp không được ủy quyền đăng ký gồm đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ và con.
Do đó, việc xin xác nhận tình trạng hôn nhân không thuộc một trong ba trường hợp trên nên vẫn có thể được ủy quyền.
Để ủy quyền, thì người yêu cầu phải lập văn bản ủy quyền, được chứng thực ngoại trừ người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người yêu cầu.
Khi công dân sinh sống tại nhiều nơi muốn xin xác nhận tình trạng hôn nhân tại các địa phương đó thì thực hiện theo hướng dẫn của khoản 4 Điều 22 Nghị định 123/2015 và Điều 33 Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Cụ thể:
Người yêu cầu có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình.
Nếu không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã để gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi người yêu cầu từng đăng ký thường trú nhằm tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND cấp xã nơi được yêu cầu phải kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi thực hiện yêu cầu cấp giấy xác nhận.