Thủ tục hôn nhân Công giáo tại Việt Nam năm 2023

bởi MinhThu
Thủ tục hôn nhân Công giáo

Công giáo là một đạo giáo, tín ngưỡng tôn giáo lớ trên thế giới và được du nhập và truyền đạo trong lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ XVII. Lấy sức mạnh, sức sống đạo đức từ Chúa Giêsu mong được ngài che chở, cữu rỗi và ban phát những phước lành. Với đức tin tốt lành như vậy, thì hôn nhân hẳn là một khái niệm vô cùng tươi đẹp và cao quý vì hôn nhân chính là sự chia sẽ, gắn kết và hạnh phúc. Và trong người Công giáo bên cạnh phải tuân thủ những điều kiện quy định về hôn nhân trong quy đinh pháp luật thì cũng sẽ có những quy định, điều kiện riêng trong quy định của hôn nhân Công giáo. Vậy tại Việt Nam, thủ tục hôn nhân Công giáo được quy định như thế nào?

LSX xin được cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau.

Đạo công giáo là gì?

Công giáo là hình thức tôn giáo lớn nhất du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ XVII. Công giáo là gì là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn khi gia nhập một tôn giáo nào đó. Công giáo là tên của một tổ chức tôn giáo mang lại tin tốt lành và phước lành của Chúa Giêsu cho mọi người. Đây là một tôn giáo chuyển hóa con người thành một tôn giáo gieo rắc hạnh phúc và tình yêu thương sẻ chia.

Người Công giáo lấy được sức mạnh, sức sống và đạo đức từ Chúa và Sách Thành phố. Ai có niềm tin vào Chúa sẽ được Ngài che chở, cứu rỗi các linh hồn và mang đến nhiều tin vui, phước lành.

Hôn nhân Công giáo được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Kết hôn được hiểu là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Công giáo là một tôn giáo Kitô giáo, một sự cải cách của đức tin Do Thái, những người Công giáo thì phải tuân theo những lời dạy của người sáng lập, Chúa Giêsu Kitô.

Như vậy, kết hôn với người Công giáo được hiểu việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình khi đáp ứng điều kiện kết hôn và điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định. Đặc biệt nam, nữ ở đây có thể đều là người Công giáo hoặc một trong hai người nam nữ theo đạo Công giáo.

Thủ tục hôn nhân Công giáo
Thủ tục hôn nhân Công giáo

Điều kiện kết hôn người Công giáo

Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn.

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cụ thể:

Một là, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, Nam từ đủ 20 tuổi trở lên;

Hai là, không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Ba là, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Bốn là, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn cụ thể như sau:

– Ly hôn giả tạo, kết hôn giả tạo;

– Tảo hôn, cản trở kết hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Khi kết hôn có bắt buộc phải theo tôn giáo của vợ/chồng không?

Theo Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định:

  • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
  • Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm căn cứ Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể:

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
  2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
  3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
  4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
    a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
    b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
    c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
    d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
  5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.”

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:

“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

  1. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
  2. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
  3. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
  4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
  5. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.”
    Do vậy, sau khi kết hôn, chị không bắt buộc phải bỏ đạo để theo chồng căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016. Để giữ gìn quan hệ gia đình, nhất là nhà chồng, chị cần giải thích với bố mẹ chồng là việc chị theo đạo Công giáo không ảnh hưởng đến nghĩa vụ làm dâu, làm vợ, làm mẹ. Chị vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm cùng chồng thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ; các dịp lễ tết thực hiện các nghi lễ cúng bái, thắp hương gia tiên.

Đặc tính của Hôn nhân Công giáo là gì?

Khi đôi bạn trở nên vợ chồng, đời sống gia đình liên kết họ trong cả con người và hành động mỗi ngày một sâu sắc trong “tình nghĩa vợ chồng”. Sự liên kết mật thiết này là một sự tự hiến của cả hai người cho nhau. Vì lợi ích của gia đình và con cái nên “buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly”, nên đặc tính của hôn nhân công giáo là:

  • Đặc tính đơn hôn: Đơn hôn là hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Hôn nhân Công giáo là duy nhất, trung tín, không chia sẻ, cả hai chỉ thuộc về nhau cả tâm hồn lẫn thể xác “nhất phu nhất phụ”. Đặc tính đơn hôn loại trừ hình thức đa thê.
  • Đặc tính bất khả phân ly: Bất khả phân ly là hôn nhân ràng buộc hai người cho đến chết. Khi người nam, người nữ đã kết hôn thành sự và hợp pháp, họ phải chung thủy với nhau trọn đời. Không ai có thể tháo cởi dây hôn nhân đó cho dù vợ chồng họ đồng tình, dù quyền lực tôn giáo hay dân sự tán thành. Đặc tính vĩnh viễn này loại trừ sự ly dị, “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt 19,6b)

Hai đặc tính đơn hôn, bất phân ly trong hôn nhân xuất phát từ ý định của Thiên Chúa “…Bởi thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24). Trong Tin Mừng Matthêu khi trả lời với các nhà Biệt phái về việc ly dị, Đức Giêsu quả quyết: “Tại các ông chai đá cứng lòng, nên ông Môsê cho phép rẫy vợ, chứ thuở ban đầu không có thế đâu.” (Mt 19, 9).

Về mặt xã hội chúng ta có thể nhận định rằng, hôn nhân tự nhiên đòi buộc phải đơn hôn và vĩnh viễn, để mục đích của đôi bạn trong đời sống gia đình là trọn đời yêu thương nhau, sinh sản và giáo dục con cái mới thành viên mãn. Đôi bạn chung sống cùng nâng đỡ nhau, sự chung thủy sẽ làm gia đình thêm gắn bó yêu thương. Nếu một trong hai người chia sẻ tình cảm với một người thứ ba, thì gia đình này sẽ phát sinh những trục trặc khó lường được hậu quả. Mặt khác, những đứa con được sinh ra là do sự kết hợp thân mật vợ chồng. Nếu vợ chồng bất tín, thì nguồn gốc những đứa con sẽ bị nghi ngờ. Lúc đó, vợ chồng có thể an tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ những đứa con sinh ra trong bất tín chăng?

Đặc biệt hôn nhân Công giáo được chính Thiên Chúa thổi vào đó một phẩm giá cao quý, trong thư Êphêxô Thánh Phaolô viết: “Người làm chồng hãy yêu thương vợ mình, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh.” (Ep 5,25) Chính sự mô phỏng này ban cho hôn nhân Công giáo phẩm giá cao quý nhất: tình yêu vợ chồng sánh ví như tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, vì người kia mà có thể hiến mạng sống mình. Một tình yêu không chia sẻ và trọn đời bền vững. Vì vậy, Hôn nhân Công giáo phải đơn hôn và bất khả phân ly do phẩm giá cao quý của Bí tích Hôn phối mang lại.

Thủ tục hôn nhân Công giáo

Khi chuẩn bị kết hôn với người theo tôn giáo nào, quý bạn đọc cần biết nghi thức cưới theo tôn giáo đó. Đặc biệt là kết hôn với người Công giáo, việc nắm những quy tắc và thủ tục sẽ giúp hôn lễ được cử hành thuận lợi và hôn nhân hạnh phúc lâu dài cho quý bạn đọc.

Phép tích mà người vợ, chồng theo đạo Thiên Chúa cần trải qua

Khi muốn kết hôn với người Công giáo, quý bạn đọc cần biết rằng một trong hai bên nam, nữ là người Công giáo đã trải qua bốn phép bí tích: Rửa тộι, giải тộι, thêm sức, thánh thể.

Khi mới chào đời, một trong hai bên nam nữ đã được cha mẹ đưa lên nhà thờ để lãnh nhận bí tích rửa tội, kể từ thời điểm này chính thức trở thành người Kitô hữu.

Một trong hai bên nam nữ là người Công giáo song song với việc học văn hóa tại trường, thì người này đã học xong các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích thánh thể, bí tích giải tội. Đồng thời, người này đã học xong các lớp lãnh nhận bí tích thêm sức, lớp giáo lý thêm sức. Quý bạn đọc cần lưu ý rằng, thời gian hoàn thành các bí tích này cũng mất ít nhất cũng từ 6 đến 7 năm.

Trường hợp, quý bạn đọc là người Công giáo hoặc 2 bên nam nữ là người Công giáo có mong muốn tổ chức đám cưới trong nhà thờ, thì quý bạn đọc phải hoàn thành nhiệm vụ đuổi kịp người theo đạo Công giáo để lãnh nhận đủ các phép bí tích mà người đó đã nhận, tuy nhiên thời gian giải quyết có thể giải quyết.

Học giáo lý tân tòng và hôn nhân

Khi một trong hai bên nam, nữ không phải theo đạo Công giáo mà có mong muốn theo đạo thì quý bạn đọc hoàn toàn có quyền lựa chọn giáo xứ phù hợp để xin theo học giáo lý tân tòng, thời gian học có thể kéo dài từ 6 tháng đến 8 tháng tùy giáo xứ và chương trình học. Ngoài ra, đối với các trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng, bạn có thể hoàn thành chương trình trong bốn tháng.

Theo đó, khi học lớp giáo lý tân tòng giúp học viên hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin toàn vẹn, quý bạn đọc cần phải học thuộc lòng một số bài kinh cần thiết theo yêu cầu của chương trình.

Quý bạn đọc có thể học song song lớp giáo lý tân tòng và giáo lý hôn nhân để đáp ứng mong muốn tổ chức hôn nhân sớm nhất.

Chuẩn bị bước vào thánh đường khi kết hôn với người Công giáo

Trước khi lấy chồng hay lấy vợ đạo Công giáo thì các thông tin hai bên nam, nữ chuẩn bị kết hôn sẽ được thông báo trên nhà thờ trong ba Thánh lễ Chủ nhật liên tiếp, mục đích nhằm xác định khi ai có thấy sự ngăn trở nào thì buộc phải trình nơi cha xứ.

Trong trường hợp, quý bạn đọc được thông báo, bạn phải xuất trình cho cha xứ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân.

Hiện nay, nghi thức cưới thiêng liêng nhất khi kết hôn với người Công giáo là bí tích hôn phối. Khi đứng trước Chúa, hai bên nam, nữ phải thề hứa chăm sóc nhau, thề hứa chung thủy bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái Chúa ban.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục hôn nhân Công giáo” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thành lập công ty Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Chuẩn bị trước khi đăng ký Hôn phối như thế nào?

1.1. Giáo lý Hôn nhân: đôi bạn phải học tối thiểu 3 tháng. Học càng sớm càng tốt để xuất trình chứng chỉ khi đăng ký Hôn phối, hoặc đăng ký Hôn phối rồi tiếp tục học, miễn sao trước ngày cưới phải có chứng chỉ.
1.2. Hồ sơ hôn phối cần chuẩn bị:
a. Giấy xác nhận và giới thiệu của Trưởng khu.
b. Giấy giới thiệu của cha xứ bên kia.
c. Chứng chỉ Rửa tội mới cấp không quá 6 tháng (có ghi chú quan trọng: tình trạng độc thân).
d. Chứng chỉ Thêm sức (nếu chưa, thì kiếm nơi học khóa căn bản để kịp chịu Thêm sức).
e. Chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân (bản chính kèm bản sao).
f. Sổ Gia đình Công giáo và Tờ khai Gia đình Công giáo của giáo xứ đang thụ lý hồ sơ.
g. Giấy Chứng nhận Kết hôn (bản chính kèm bản sao).
1.3. Sổ Gia đình Công giáo: mua mới.

Ly hôn trong khái niệm người Công giáo là gì?

Theo cách hiểu của người Công giáo, ly hôn được Phán quyết công bố hôn phối bất thành. Là cuộc hôn nhân không thể hàn gắn trên tinh thần tự nguyện hòa giải. Họ coi như sợi dây kết nối giữa hai bên đã không còn và đi đến kết thúc.

Người công giáo có được ly hôn?

Để một cuộc hôn nhân thành sự, cần phải có sự đồng thuận cách hợp lệ từ hai người Công Giáo (khác phái) đã được rửa tội, những người tự do bước vào mối dây ràng buộc hôn nhân. Khi một người Công Giáo ly dị về mặt dân sự, thì đối với Giáo Hội, họ vẫn đã kết hôn. Nói cách khác, ly hôn không phá hủy bí tích. Ngoài cái chết, có vài trường hợp hiếm hoi khi Giáo Hội có thể công bố một cuộc hôn nhân vô hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm