12 Ngăn trở trong hôn nhân Công giáo

bởi Ngọc Gấm
12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo

Nếu bạn là người theo đạo Công giáo khi kết hôn bạn sẽ quan tâm điều gì? Đó chính là liệu theo luật Công giáo bạn có đủ điều kiện kết hôn hay không? Khác với quy định của luật hiện hành; nếu là người Công giáo bên cạnh việc chấp hành pháp luật hiện hành; bạn còn phải chấp hành thêm pháp luật Công giáo. Pháp luật Công giáo có nhiều quy định về hôn nhân và gia đình buộc những người theo đạo phải tuyệt đối tuân thủ. Nổi bật trong số đó có 12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo. Vậy 12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo là gì và quy định như thế nào. Mời bạn đọc tham khảo bài viết của LSX.

Cơ sở pháp lý

Luật Giáo hội

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Hôn nhân Công giáo

Trong Công giáo Rôma, hôn nhân được gọi là Bí tích Hôn phối; đây là sự tác hợp vợ chồng giữa một người nam và một người nữ thông qua giáo quyền. Hôn nhân là một giao ước giữa một người nam ᴠà một người nữ có mục đích уêu thương nâng đỡ nhau trong tình ᴠợ chồng, ѕinh ѕản ᴠà giáo dục con cái. Theo quan điểm tôn giáo, sự tác hợp hôn nhân này là duy nhất; và vĩnh viễn trong suốt cuộc đời mỗi người phối ngẫu trong cuộc hôn nhân đó. Giáo luật Công giáo quy định cụ thể về Bí tích Hôn phối từ Điều 1055 đến Điều 1065.

Đặc tính của hôn nhân Công giáo:

Tình yêu giữa hai vợ chồng Công giáo có ý nghĩa rất phong phú và sâu sắc, vì bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa và rập theo khuôn mẫu tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Tình yêu đó có hai đặc tính là đơn nhất và bất khả phân ly.

Ngăn trở trong hôn nhân Công giáo

Ngăn trở trong hôn nhân Công giáo hay còn gọi là ngăn trở trong hôn phối là tên gọi ám chỉ sự trục trặc; không xuông sẻ trong hôn nhân.

Đối với một đôi hôn phối đã được cử hành trong giáo hội; giữa hai người được rửa tội; và không có một ngăn trở nào; thì hôn phối ấy không thể được tháo cởi do bất kỳ một quyền bính nào của giáo hội. Do đó Toà án hôn phối của Giáo hội chỉ làm một công việc đó là gỡ hôn phối thì không thể gỡ hôn phối được. Thật ra Toà án hôn phối làm công tác tuyên bố rằng ngay từ đầu lúc cử hành; hôn phối này đã không tạo thành hiệu quả bích tích/ hôn phối không thành tuyên bố hôn nhân không thành từ đó hai người sẽ được tự do.

Theo giáo luật cũ, ta thấy được có sự ngăn trở trong hôn nhân được chia thành 02 loại khác nhau.

  • Ngăn trở cấm chỉ: Là ám chỉ cuộc hôn phối cấm cử hành; nhưng nếu cứ cử hành thì vẫn hành sự

Ví dụ: Nếu một bà sơ mới khấn tạ 01 năm; đi học tại trung tâm Giáo vụ và quen biết được một thầy và sau đó hai người cưới nhau. Tuy nhiên theo quy định sơ vẫn còn 02 năm khấn tạ nên hôn nhân của vị sơ kia không được phép tiến hành. Nhưng nếu vẫn tiến hành thì sẽ tạo thành hành sự sẽ tạo thành sự ngăn trở cấm chỉ.

  • Ngăn trở tiêu hôn: Cấm cử hành hôn lễ và nếu ngoan cố tiến hành thì hôn phối sẽ không thành.

Ví dụ: Một cha văn vào một ngày thấy rằng mình đã thương một cô gái nọ; yêu mến và cảm thấy không thể xa rời cô gái đó; sau đó đi ra UBND cấp xã có thẩm quyền tiến hành đăng ký kết hôn. Trước mặt người đời, cha văn là người độc thân và có quyền đăng ký kết hôn nhưng trước mặt chúa đó là hôn nhân không hành sự. Do là đã có lời khấn trọn đời cho dòng; và có chức thánh cho nên không thể kết hôn hành sự.

12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo

Theo giáo luật hiện hành, có 5 loại ngăn trở cấm chỉ và 13 loại ngăn trở tiêu hôn. Tuy nhiên theo giáo luật hiện hành, giáo hội đã bãi bỏ đi ngăn trở cấm chỉ; chỉ nói đến các ngăn trở tiêu hôn; và gộp lại chỉ còn 12 loại ngăn trở tiêu hôn; hay còn gọi là 12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo.

Ngăn trở tiêu hôn hoặc ngăn trở trong hôn nhân Công giáo có thể phát sinh từ 03 nguồn:

  • Do thiên luật
  • Do luật tự nhiên
  • Do giáo luật

1. Ngăn trở do chưa đủ tuổi để kết hôn theo Giáo Luật

Để kết hôn thành sự, nam phải đủ 16 tuổi tròn, nữ phải đủ 14 tuổi tròn (GL 1083 §1). Nếu không đủ tuổi mà kết hôn thì hôn nhân sẽ không thành. Tuy nhiên, Hội Đồng Giám mục của mỗi quốc gia có quyền quy định tuổi cao hơn để kết hôn có thể hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành; trong trường hợp không đủ tuổi theo quy định nhưng đã đủ tuổi kết hôn theo giáo luật thì sẽ được giáo hội chứng trước (GL 1083 §2); xem thêm GL 1071 §1, 20 và 60; 1072). Tại Việt Nam, nam phải từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên, theo như Luật Hôn nhân và Gia đình. 

Ví dụ: Anh A sinh ngày 23/9/2000 thì phải đến ngày 23/9/2016 anh A mới đủ 16 tuổi tròn và đủ tuổi kết hôn.

2. Ngăn trở do bất lực (dù vĩnh viên hay tậm thời)

Một trong hai người trước khi kết hôn đã mắc chứng bất lực; không thể chữa trị được; hoặc khi kết hôn một trong hai bên đã không thực hiện chức năng vợ chồng hay còn gọi là giao hợp; không bỏ ngỏ cho sự sống được (GL 1084 §1). Bất lực khác với vô sinh. Bất lực là không thể giao hợp. Còn vô sinh là không thể có con. Việc vô sinh không phải là một ngăn trở hôn phối (x. GL 1084 §3). 

3. Ngăn trở dây hôn thú

Một trong hai người còn bị ràng buộc bởi dây Hôn phối trước ngay cả trường hợp chưa hoàn hợp (GL 1085 §1).  Ngăn trở này chỉ chấm dứt khi:- Người phối ngẫu chết (Gl 1141). – Hôn nhân thành sự nhưng chưa hoàn hợp, được Đức Giáo Hoàng đoạn tiêu vì lý do chính đáng (GL 1142).- Hôn nhân giữa hai người chưa rửa tội được đoạn tiêu do đặc ân Phaolô nhằm bảo vệ đức tin của bên lãnh nhận phép Rửa tội, do chính sự kiện là bên được rửa tội lập hôn nhân mới, và bên không được rửa tội muốn phân ly (GL 1143). 

Ví dụ: Anh A cưới chị B (cả hai là người Công giáo), sau đó A ly hôn với B rồi tiến hành kết hôn với C ngoài đời thật mặc dù Giáo hội chưa tuyên bố không nhân không thành. Do hôn nhân trước đã hành sự và Toà chưa tuyên bố gì cả nên hiểu rằng A và C hôn nhân sẽ bị vô hiệu và không thành bí tích.

4. Ngăn trở do khác biệt tôn giáo 

Một bên Công giáo, còn một bên không Công giáo. Bí tích được định nghĩa là giao ước của (GL 1086; 1124-1125)  người kito hữu một người năm; một người nữ. Khác đạo kết hôn với nhau thì đó là hôn nhân tự nhiên.

Ví dụ:

  • Anh A đạo Công giáo kết hôn với chị B đạo Phật; đó là hôn nhân tự nhiên, bí tích không hành sự và hôn nhân bị vô hiệu.
  • Nếu Anh A đạo Công giáo kết hôn với chị B là đạo tin lành mặc dù điều là kito hữu nhưng chị B không phải Công giáo thì bí tích vẫn hành sự nhưng bất hợp pháp.

5. Ngăn trở do chức thánh

Những người đã chịu chức thánh không thể kết hôn thành sự lẫn công giáo tây phương và đông phương (GL 1087). Những người có chức thánh gồm: giám mục, linh mục và phó tế. 

6. Ngăn trở do khấn dòng

Những người chính thức thuộc về một dòng tu hay tu hội bằng lời khấn công khai sẽ vĩnh viễn sống khiết tịnh (hay còn gọi là khấn trọn đời, vĩnh khấn) không thể kết hôn thành sự ( GL 1088). Nếu khấn tạm thì mặc dù hôn nhân bị cấm chỉ nhưng vẫn được hành sự.

7. Ngăn trở do bắt cóc/ép buộc

Hôn nhân bất thành đối với trường hợp bắt cóc người nữ để lấy nhau do thiếu sự tự do; đồng thuận. Nếu trong quá trình bắt cóc/ éo buộc hai bên yêu nhau thì hôn nhân đó vẫn có thể hành sự (GL 1089) 

8. Ngăn trở do tội mưu sát phối ngẫu 

– Giết vợ hay giết chồng mình (kể cả âm mưu hoặc đồng loã) để lấy người khác.

– Giết vợ hay giết chồng của người phối ngẫu (bất kỳ hình thức gì kể cả âm mưu hoặc đồng loã) để có thể đến với người kia. ( GL 1090) 

9. Ngăn trở do họ máu (huyết tộc)/thân thuộc

– Theo hàng dọc: hôn nhân bất thành giữa mọi người trong họ máu hàng dọc (được gọi là trực hệ). (GL 1091,1; x. Luật HN và GĐ). Đơn cử như ông nội không được lấy cháu nội/cháu gái; bố không được lấy con; …

– Theo hàng ngang: hôn nhân bất thành cho tới hết đời thứ 4 (hay còn gọi là bàn hệ). (GL 1091 § 2)

Lưu ý: Các tính bậc hôn nhân trong giáo luật hơn khác luật định hiện hành.

Ví dụ: A (đời ) sinh ra B và C. Như vậy B (đời 2) sinh ra D; C (đời 3) sinh ra F; D và F là đời thứ 4 không lấy được nhau. D sinh ra G và F sinh ra L; G và L là đời 5 nên lấy được với nhau.

10. Ngăn trở do hôn thuộc/có họ do kết hôn với nhau

– Hôn thuộc theo hàng dọc dù ở cấp nào cũng tiêu huỷ hôn phối (GL 1092).

Ví dụ, giữa cha chồng với con dâu, chàng rể với mẹ vợ.

– Tuy nhiên, theo hàng ngang thì không bị ngăn trở.

Ví dụ: anh chồng có thể lấy em dâu, vợ chết có thể lấy em vợ. 

11. Ngăn trở do công hạnh/liêm sĩ

Ngăn trở này phát sinh do cuộc hôn phối bất thành sau khi đã có sống chung, hoặc do tư hôn công nhiên hay công khai. Ngăn trở này tiêu hủy hôn nhân giữa người nam với các người họ máu của người nữ bậc một hàng dọc, và ngược lại (GL 1093).

Chẳng hạn: nếu anh X đã từng chung chạ với cô Y, thì không thể lấy mẹ hoặc con riêng của cô Y; và cô Y cũng không thể lấy cha hoặc con riêng của anh X. 

12. Ngăn trở do pháp tộc/dưỡng hệ

Những người có họ hàng thân thuộc pháp lý do nghĩa dưỡng (nhận nuôi hợp pháp); ở hàng dọc hoặc hai bậc hàng ngang, không thể kết hôn với nhau thành sự (GL 1094). Ngăn trở này làm hôn nhân bất thành giữa: con nuôi với cha mẹ nuôi; con nuôi với cha mẹ hoặc con cháu ruột của cha mẹ nuôi; hai con nuôi của cùng một cha mẹ nuôi. Lưu ý bố đõ đầu thì sẽ không bị cấm.

Mời bạn xem thêm các bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn củaLSX về vấn đề “12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ logo, đăng ký kinh doanh,.. của LSX, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp


Người công giáo có được ly hôn?

Để một cuộc hôn nhân thành sự, cần phải có sự đồng thuận cách hợp lệ từ hai người Công Giáo (khác phái) đã được rửa tội, những người tự do bước vào mối dây ràng buộc hôn nhân. Khi một người Công Giáo ly dị về mặt dân sự, thì đối với Giáo Hội, họ vẫn đã kết hôn. Nói cách khác, ly hôn không phá hủy bí tích. Ngoài cái chết, có vài trường hợp hiếm hoi khi Giáo Hội có thể công bố một cuộc hôn nhân vô hiệu.

Người công giáo có được lấy người đã ly hôn?

Giáo Hội không có bất kỳ quyền hạn nào để chia rẽ những ai đã được hợp nhất bởi tay Thiên Chúa.  Án Lệnh Công Bố Hôn Phối Bất Thành chỉ nói lên rằng đặc tính bí tích của hôn phối chưa bao giờ hiện hữu ngay từ thuở ban đầu của cuộc hôn nhân.  Nếu điều này đã được Giáo Hội xác định, thì cả hai cá thể sẽ được tự do kết hôn một lần nữa.  Tòa án Hôn phối chính là một phiên tòa xét xử của Giáo Hội, nơi quyết định xem liệu dây bí tích ràng buộc có hiện diện trong cuộc hôn nhân hay không.
Với khẳng định này, thì rõ ràng Phán Quyết Công Bố Hôn Phối Bất Thành không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự hợp pháp của con cái trong cuộc hôn nhân trước đây.  Nói một cách tương tự, việc này không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến các bổn phận tất yếu và nghĩa vụ dân sự khác, bao gồm việc chu cấp và nuôi dưỡng con cái.  Giáo Hội không tìm cách đổ lỗi cho bất kỳ ai về sự tan vỡ của cuộc hôn nhân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm