Chào Luật sư X, ngày 26/8 vừa qua em họ tôi có tham gia đua xe trái phép trên đoạn đường thuộc quốc lộ 1A. Do thiếu quan sát nên em tôi đã đâm vào một người bán vé số bên đường, dù đã đưa nạn nhân đến bệnh viện nhưng nạn nhân đã không qua khỏi. Cho tôi hỏi hành vi đưa xe trái phép làm chết người của em tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Đua xe trái phép là gì?
Đua xe trái phép là hoạt động gây mất trật tự, mất an toàn khi tham gia giao thông. Do đó có thể mô tả hành vi này là hành vi điều khiển xe tham gia việc đua xe mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Các phương tiện được sử dụng trong hoạt động đua xe trái phép là ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.
Đây là hành vi cấu thành bởi các yếu tố sau:
- Sử dụng phương tiện chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng. Gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
- Không có đủ bảo hộ đúng theo quy chuẩn an toàn.
- Không có làn đường riêng để tiến hành đua xe.
- Cơ quan có thẩm quyền không thể kiểm soát và quản lý nên không đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Không được sự cho phép cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức các cuộc đua.
Do đó, hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho chính người điều khiển mà còn ảnh hưởng, có tính nguy hiểm cao đối với người tham gia giao thông xung quanh hoặc tài sản gần đó.
Mức xử phạt vi phạm khi có hành vi đua xe làm chết người
Trách nhiệm hành chính
Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 34, Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông. - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
Như vậy theo quy định của pháp luật, người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Xử lý hình sự
Hành vi đua xe trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, như sau:
Điều 266. Tội đua xe trái phép
- Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, hành vi đua xe trái phép sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất là 15 năm tù.
Trách nhiệm dân sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại. Nếu như có thiệt hại về tài sản, về tính mạng, về sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác thì bên có lỗi gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường.
Căn cứ vào Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Nếu như có thiệt hại xảy ra thì các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường. Nếu trường hợp 1 trong 2 bên không đáp ứng được nhu cầu của bên kia hay cả 2 bên đều không đồng ý thỏa thuận thì một trong 2 bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại điều 591 căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm cụ thể như sau:
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
– Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, theo những quy định trên thì ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép thì gây ra hậu quả chết người thì người có hành vi vi phạm phải chịu cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng người khác bị xâm phạm. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra xác minh làm rõ vụ việc
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đua xe trái phép làm chết người bị xử lý như thế nào năm 2022?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, các trường hợp giảm trừ gia cảnh, kết hôn với người Hàn Quốc…của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông bao gồm các nội dung như sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị
– Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
– Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người đề nghị
– Trình bày nội dung đơn: nội dung sự việc (theo thứ tự thời gian), thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn,…
– Yêu cầu giải quyết
– Chữ ký người làm đơn đề nghị
Khi xảy ra tai nạn giao thông; người đề nghị nộp đơn đến cơ quan công an địa phương (công an phường/xã nơi xảy ra tai nạn/nơi làm biên bản của vụ tai nạn giao thông.
Điều 34 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép như sau:
” 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
b) Thực hiện hành vi đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép; đua xe ô tô trái phép bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.”