Đi nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của mỗi người thanh niên Việt Nam. Bên cạnh những đợt huấn luyện nghiêm khắc thì mọi thanh niên đều sẽ được hưởng những khoản tiền do pháp luật đã đề ra. Vậy những khoản được chi trả sẽ là những khoản tiền nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Được chi trả những khoản tiền nào khi đi nghĩa vụ quân sự” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Độ tuổi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Được chi trả những khoản tiền nào khi đi nghĩa vụ quân sự
Hưởng phụ cấp theo quân hàm hiện hưởng
Phụ cấp quân hàm hiện được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể, được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở. Hiện nay, theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP, mức lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp cụ thể như sau:
– Binh nhì có hệ số phụ cấp là 0,4 => hưởng mức phụ cấp 596.000 đồng/tháng
– Binh nhất có hệ số phụ cấp là 0,45 => hưởng mức phụ cấp 670.500 đồng/tháng
– Hạ sĩ có hệ số phụ cấp là 0,5 => hưởng mức phụ cấp 745.000 đồng/tháng
– Trung sĩ có hệ số phụ cấp là 0,6 => hưởng mức phụ cấp 894.000 đồng/tháng
– Thượng sĩ có hệ số phụ cấp là 0,7 => hưởng mức phụ cấp 1.043.000 đồng/tháng.
Hưởng phụ cấp tăng thêm nếu kéo dài thời gian tại ngũ
Theo Điều 4 của Nghị định 27/2016/NĐ-CP, ngoài chế độ phụ cấp quân hàm như trên, hạ sĩ quan, binh sĩ được kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hiện hưởng.
Tức, mức phụ cấp nếu kéo dài thời gian tại ngũ = Phụ cấp quân hàm hiện hưởng x 250%.
Luật Nghĩa vụ quân sự 2014 quy định, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ không quá 06 tháng trong trường hợp để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Lưu ý, khoản phụ cấp này không áp dụng đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp…
Hạ sĩ quan, binh sĩ nữ được hưởng thêm phụ cấp khuyến khích
Ngoài đối tượng nam giới, nữ giới cũng có thể tự nguyện tham gia phục vụ tại ngũ trong quân đội và khi quân đội có nhu cầu. Trong trường hợp này, hàng tháng, hạ sĩ quan, binh sĩ nữ được hưởng phụ cấp khuyến khích mức 0,2 so với mức lương cơ sở.
Với mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay, mức phụ cấp khuyến khích với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ là 298.000 đồng/tháng.
Hưởng trợ cấp một lần khi xuất ngũ
– Nếu phục vụ 24 tháng trong quân đội
Khi phục vụ đủ 24 tháng trong quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo mức: Cứ mỗi năm phục vụ lại được hưởng 02 tháng tiền lương cơ sở.
– Nếu phục vụ từ 30 tháng trong quân đội
Ngoài mức hưởng nêu trên, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sẽ được hưởng thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;
Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Hưởng trợ cấp tạo việc làm
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
Như vậy, mức trợ cấp này hiện nay là: 1,49 triệu đồng x 6 = 8,94 triệu đồng.
- Lưu ý: Dự kiến mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ tháng 1/7/2020. Do đó, các mức phụ cấp, trợ cấp nêu trên cũng có thể được điều chỉnh tăng lên tương ứng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đi nghĩa vụ quân sự tết có được về không?
- Mẫu đơn tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự mới 2022
- Vợ có thai có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Thông tin bài viết
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Được chi trả những khoản tiền nào đi nghĩa vụ quân sự”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, đổi tên bố trong giấy khai sinh, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thời hạn của hộ chiếu ngoại giao… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thông tin đến bạn như sau: Theo Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm khi thực hiện nghĩa vụ quân sự:
– Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự
– Chống đối hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
– Gian dối trong khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự
– Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật
– Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ
Như vậy, dựa trên quy định trên, có thể thấy pháp luật không cấm việc các hạ sĩ quan, binh sĩ sử dụng điện thoại hay mang máy tính khi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên trong thời gian quân ngũ, huấn luyện, để đảm bảo tính bí mật quân sự thì binh sĩ sẽ không được sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, ở các đơn vị vẫn có chế độ được gọi về nhà vào cuối tuần. Vì vậy, nếu bạn mang theo điện thoại hoặc máy tính thì sẽ phải gửi chứ không được mang theo người để sử dụng.
Thông thường vào cuối tuần tân binh, binh sĩ có thể được dùng điện thoại, máy tính xách tay… tùy thuộc vào quy định của từng đơn vị và các tân binh phải tuân thủ.
Trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ: Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ kéo dài theo quy định, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm như sau:
– Thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;
– Thời gian phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Văn A, nhập ngũ tháng 3 năm 2020, xuất ngũ tháng 8 năm 2022. Vậy, trợ cấp xuất ngũ một lần của đồng chí Nguyễn Văn A bao gồm:
– Tổng thời gian phục vụ tại ngũ là 02 năm 05 tháng (29 tháng).
– Số năm phục vụ tại ngũ (02 năm) được nhận 04 tháng tiền lương cơ sở.
– Số tháng lẻ phục vụ tại ngũ (05 tháng) được thêm 01 tháng tiền lương cơ sở.