FE credit đòi nợ như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
FE credit đòi nợ như thế nào? Đăng bài đòi nợ lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật? Cách giải quyết khi bị người khác đăng ảnh lên mạng

Vay tín chấp FE Credit là một trong những hình thức vay tiền tín dụng phổ biến nhất hiện nay với lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh và đơn giản. Thế nhưng; kéo theo đó, tình trạng nợ quá hạn và trốn nợ FE Credit cũng khá nhiều. Bởi hình thức cho vay này có rất nhiều lợi cho bên cho vay nhưng người vay cũng rất dễ trì hoãn thời gian trả tiền. Vậy FE Credit đòi nợ như thế nào? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Bộ luật Dân sự năm 2015

Đôi nét về công ty Fe credit

Fe Credit được thành lập vào năm 2015; nhưng trước đó trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank). Tuy nhiên, đến năm 2015, FE hoạt động độc lập với tên gọi đầy đủ là Công ty TNHH Tài Chính FE Credit. 

Đến nay; FE đã sở hữu hơn 13,000 điểm bán hàng; hơn 17,500 nhân viên; kết hợp với hơn 9,000 đối tác,;phục vụ 10 triệu người dân. FE chủ yếu cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp như: Vay tiền mặt; thẻ tín dụng; vay mua xe máy; vay mua điện thoại điện máy….

Chúng ta thường biết tới FE Credit trong các chương trình mua hàng trả góp 0% tại các đơn vị điện máy, hãng xe trên toàn quốc. Với những người cần nguồn vốn gấp thì vay FE Credit là cách vay vốn nhanh chóng, thủ tục đơn giản.

Fe Credit có lừa đảo khách hàng không?

Như đã nói ở trên; trong thời gian vừa qua FE Credit liên tục dính tới nhiều tin đồn lừa đảo; đòi nợ nhầm người….Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự uy tín cũng như lòng tin của khách hàng đối với các dịch vụ mà Fe Credit cung cấp.

Theo đó; thông tin FE Credit lừa đảo đều xuất phát từ những cá nhân vay vốn nhưng không tìm hiểu kỹ các điều khoản dẫn đến việc phát sinh các vấn đề và quy chụp FE lừa đảo. Trong khi đó, mọi thông tin vay vốn về khoản tiền vay, lãi suất, thời gian vay, điều khoản đều được thể hiện minh bạch, rõ ràng trong hợp đồng.

Chính vì khách hàng không tìm hiểu kỹ hợp đồng đã dẫn tới tin đồn FE Credit lừa đảo; thậm chí trên mạng xã hội còn có những Group tẩy chay FE…Tuy nhiên; không ai chứng thực được thông tin FE Credit lừa đảo là chính xác hay không.

Do đó; tin đồn FE Credit lừa đảo khách hàng là vô căn cứ. Bởi, FE Credit có tiền thân từ một ngân hàng lớn tại Việt Nam, hợp tác với hàng trăm đối tác trên toàn quốc. Vậy nên, để tránh những trường hợp xấu xảy ra, khi vay vốn khách hàng cần tìm hiểu các thông tin trong hợp đồng, yêu cầu cam kết và trả nợ đúng hạn cho FE. 

FE credit đòi nợ như thế nào?

Để đòi nợ những khách hàng vay vốn nhưng không trả hoặc cố tình không trả nợ bằng cách thành lập một bộ phận đòi nợ. Những nhân viên của bộ phần này sẽ chuyên đi đòi nợ theo các cách dưới đây:

Nhắn tin đòi nợ

Đây được xem là một trong những cách đòi nợ có lẽ đã quá đỗi quen thuộc với nhiều người. Ban đầu, nhân viên đòi nợ sẽ rất nhẹ nhàng; lịch sự; nhưng nếu không trả hoặc không phản hồi thì tin nhắn sẽ chuyển sang chế độ gắt gỏng.

  • Giai đoạn đầu sẽ là tin nhắn SMS.
  • Nếu gọi điện, nhắn tin mà người vay không trả lời, bộ phận đòi nợ sẽ nhắn tin qua mạng xã hội.

Vậy nếu bạn sử dụng số điện thoại cá nhân để vay tiền thì sẽ gặp nhiều phiền phức; rắc rối. Họ sẽ liên tục gọi điện cho tới khi bạn trả nợ thì thôi.

Gọi điện đòi nợ

Đơn vị này dùng hàng trăm số điện thoại di động để đòi nợ, chính vì thế bạn sẽ không nhận diện được số nào là của FE. Nhiều người tìm đến App chặn cuộc gọi của Fe, nhưng bạn chẳng thể nào chặn được hết tất cả các cuộc gọi.

Trường hợp nếu bạn cố tình không trả thì mức nặng nề của nhân viên sẽ tăng lên theo từng cấp độ. Nếu bạn có thái độ không hợp tác, nhân viên FE Credit sẽ nhắm vào pháp luật, có thể đưa đơn ra tòa án để kiện.

Nhờ bạn bè, người thân nhắc nhở

Để vay được tiền của FE Credit, khách hàng sẽ phải liên kê danh sách của bạn bè, người thân bao gồm Họ và tên, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội…Chính vì thế, nhân viên FE sẽ liên lạc với những người đó để nhờ nhắc nhở trả nợ.

Hình thức đòi nợ này khá phiền phức cho bản thân cũng như những người liên quan. Điều này khiến tất cả mọi người đều biết bạn đang nợ tiền của FE Credit. Và chắc chắn sẽ không ai muốn mình bị làm phiền như vậy cả.

Quy trình đòi nợ của FE Credit

Khi sắp đến hạn trả nợ hoặc trả góp, nhân viên của FE sẽ liên hệ tới khách hàng để nhắc nhở việc trả nợ. Nếu khách hàng phản hồi, nhân viên sẽ thông báo địa điểm, ngày tháng thanh toán.

Đến kỳ hạn khách hàng không tới trả nợ, nhân viên sẽ tiếp tục gọi điện, nhắn tin nhắc nhở yêu cầu trả nợ đúng hạn. Nếu cố tình không trả, cắt đứt liên lạc, hôm sau sẽ có số khác gọi tới và nhắc nhở theo mức độ đòi tăng lên.

Tiếp đó; ngày nào cũng sẽ có người gọi điện, nhắc tin đòi nợ. Trường hợp bạn tắt máy, nhân viên sẽ chuyển sang đòi nợ qua các phương tiện xã hội như Facebook, Zalo…với lời lẽ gắt gỏng, đe dọa kiện ra tòa…

Gọi điện tới bạn bè, người thân nhờ nhắc nhở, tuy nhiên cách này gây ra phiền phức nên thường có cãi vã xảy ra giữa hai bên.

Gửi giấy báo nợ theo địa chỉ nhà mà bạn đã đăng ký trong hợp đồng vay vốn.

Trường hợp hạn mức vay vốn cao; FE sẽ đưa đơn kiện ra tòa để giải quyết.

Trường hợp trốn nợ FE Credit sẽ ra sao?

Đối với những trường hợp khách hàng không chịu trả tiền và không chịu trao đổi với nhân viên của FE Credit thì sẽ phải chịu những hậu quả sau đây:

Nhân viên FE Credit đòi nợ với nhiều cấp độ khác nhau từ bản thân người vay đến người thân; bạn bè. Lúc này bạn sẽ gặp phải tình huống khó xử với bạn bè của mình.

Dính nợ xấu FE trên hệ thống tín dụng quốc gia CIC. Việc bị liệt kê vào danh sách nợ xấu sẽ gặp những khó khăn trong việc vay vốn về sau.

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật, tùy vào hạn mức vay; thời gian quá hạn mà có phải đi tù hay không.

Đăng bài đòi nợ lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật

Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội làm nhục người khác được hiểu là người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Có nghĩa là; nếu thông tin đòi nợ bạn đăng lên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật, có tính chất vu khống và xúc phạm đến bạn của bạn thì mới có yếu tố cấu thành “Tội làm nhục” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có quy định

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Cách giải quyết khi bị người khác lấy ảnh đăng lên mạng xã hội

Pháp luật hiện hành quy định về việc cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình tại điều 32 luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 32: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Do vậy theo quy định trên; thì khi người khác chỉ được sử dụng hình ảnh cá nhân của bạn khi được sự đồng ý của bạn; khi sử dụng hình ảnh của bạn vì mục đích thương mại thì các bên có thể thỏa thuận về mức thù lao hoặc thỏa thuận khác. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng quy định về 1 số trường hợp hình ảnh của bạn có thể được sử dụng mà không cần sự đồng ý của bạn tại khoản 2 điều 32 bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia; dân tộc; lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Theo quy định trên thì những hình ảnh sử dụng vì lợi ích quốc gia; dân tộc; lợi ích công cộng… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm uy tín của người có hình ảnh. Ví dụ: hình ảnh của bạn khi đi hiến máu; nhà báo lấy hình ảnh đó để viết bài về chương trình hiến máu ngày hôm đó…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề “FE credit đòi nợ như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm bồi thường dân sự khi hủy hoại tài sản người khác

Căn cứ Điều 589 Bộ luật dân sự 2015; Đối với trách nhiệm dân sự, người từ đủ 18 tuổi trở lên; thì sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hai do mình gây ra.
Trường hợp thiệt hại là do người chưa đủ 15 tuổi gây ra; thì cha, mẹ họ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha mẹ không đủ; mà người đó có tài sản riêng thì phải bỏ tài sản riêng ra để bồi thường phần còn thiếu
Nếu người gây ra thiệt hại là người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi; thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu còn thiếu thì cha, mẹ họ phải bổ sung.

Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản bị xử lý như thế nào?

Điều 180 BLHS quy định hai khung hình phạt đối với người phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản:
Khung 1. Quy định hình phạt cảnh cáo; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm áp dụng đối với người nào phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung.
Khung 2. Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm áp dụng đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm