Gây ồn ào vào ban đêm bị xử phạt như thế nào?

bởi Luật Sư X
Gây ồn ào vào ban đêm bị xử phạt như thế nào?

Ban đêm là lúc mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, chính vì vậy, một không gian yên tĩnh là rất cần thiết. Việc gây ồn ào vào ban đêm, “phá làng phá xóm” làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người xung quanh. Liệu rằng hành vi này có bị xử lý hay không? Mức xử phạt thế nào? Hãy tham khảo bài viết này để được giải đáp!

Căn cứ

  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 155/2016/NĐ-CP
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hành vi gây ồn là một hành vi phổ biến với rất nhiều hình thức khác nhau như: Hát karaoke, hò hét, cổ động, bấm còi xe… Tất cả những hành vi này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tại Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định rằng:

Điều 6. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Hành vi gây ồn, huyên náo tại khu dân cư lúc 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ bị phạt khoảng 150.000đ, nếu dùng những công cụ như Loa, còi, chiêng… có thể bị xử phạt nặng hơn và tịch thu.

Quy định cụ thể hơn  dựa vào mức độ ồn đo được tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP:

Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

Ngoài ra, đối với những hành vi liên quan đến giao thông như bấm còi xe… có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5, 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP và tùy vào loại phương tiện gây ồn mà mức xử phạt từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hành chính tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm