Công nghệ thông tin ngày càng phát triển , bên cạnh những lợi ích mang đến; nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phạm pháp. Với các tính năng thông minh của điện thoại; người dùng có thể dễ dàng cài đặt các phần mềm ghi âm cuộc gọi (ghi âm đàm thoại). Ngoài ra; với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ; các phần mềm nghe lén điện thoại, thiết bị theo dõi; ghi âm có thể dễ dàng mua được với giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền riêng tư của cá nhân. Vậy việc ghi âm lén có vi phạm pháp luật không? mức phạt cho hành vi này sẽ là bao nhiêu? sẽ bị xử lý hành chính hay hình sự? Để giải đáp những thắc mắc này, các bạn hãy cùng luật sư X tìm hiểu bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính; viễn thông, tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”.
- Bộ Luật hình sự năm 2015
- Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Ghi âm lén có vi phạm pháp luật không?
Khi người thực hiện việc ghi âm, sử dụng nội dung ghi âm hay ghi âm với mục đích trái pháp luật như; nhằm xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm,hạ thấp uy tín của người khác.…. thì lúc này, việc ghi âm lén được coi là trái pháp luật.
Tại Điều 102, khoản 3, điểm q quy định:
3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau :
“…q.Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật…”
Ngoài ra
Bộ Luật hình sự năm 2015 cũng quy định về việc xử lý hình sự đối với hành vi “Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật” tại Điều 159 .
Ghi âm lén trái pháp luật bị xử lý như thế nào?
Người thực hiện việc ghi âm lén vào mục đích bất hợp pháp nói chung; hay người sử dụng nội dung ghi âm nhằm mục đích bất hợp pháp sẽ phải chịu những chế tài theo quy định pháp luật đối với hành vi của mình trên cơ sở những thiệt hại xảy ra tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính hành hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo luật dân sự.
Theo quy định tại Điều 102, khoản 3, điểm q, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP thì:
- Phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với hành vi “Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật”
Theo quy định tại điều 159 Bộ luật hình sự 2015 thì:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi thực hiện hành vi “Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật”; mà trước đó đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Có thể bị phạt tù cao nhất đến 03 năm khi người phạm tội thực hiện hành vi sau:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
- Làm nạn nhân tự sát.
Ghi âm lén có thể được sử dụng làm chứng cứ không
Ghi âm lén có thể được sử dụng làm chứng cứ vì
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 94 Bộ Luật tố tụng dân sự thì Chứng cứ được thu thập từ
…”Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử”…
Thứ hai, Căn cứ tại điểm c, khoản 1 Điều 87 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 thì nguồn chứng cứ là Dữ liệu điện tử theo đó:
Dữ liệu điện tử là ký hiệu; chữ viết, chữ số, hình ảnh; âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra; lưu trữ; truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử; mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo; lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”.
Như vậy, dữ liệu điện tử bao gồm dữ liệu “âm thanh” được thu thập từ “phương tiện điện tử” theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự được coi là nguồn của chứng cứ trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Đồng thời : Trong tố tụng dấn sự ghi âm để được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của ghi âm nếu họ tự thu âm; hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của ghi đó ;hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc ghi âm đó.
Theo đó, Khoản 2, Điều 95 quy định về Xác định chứng cứ quy định;
“Tài liệu nghe được; nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm; thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó; hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó”
Trên đây là tư vấn của luật sư X về vấn đề ghi âm lén có vi phạm pháp luật, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”ghi âm lén có vi phạm pháp luật không?” answer-0=”ghi âm lén có thể vi phạm pháp luật căn cứ vào mục đích ghi âm” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Ghi âm lén có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?” answer-1=”ghi âm lén nếu trái luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Ghi âm có được làm chứng cứ không?” answer-2=”Ghi âm được làm chứng cứ khi thu thập hợp pháp và đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]