Di chúc là một loại văn bản thể hiện ý chí của, nguyện vọng muốn định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có nhiều điều kiện để trở thành một điều kiện hợp pháp và trên hết cả là người lập di chúc phải hoàn toàn minh mẫn sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Chứng minh việc pháp luật tôn trong và đề cao ý chí của người viết di chúc. Nên việc giả chữ kí trong di chúc là một hành vi đi trái với ý chí người viết di chúc cũng như vi phạm quy định của pháp luật. Vậy giả chữ ký trong di chúc bị xử lý ra sao?
Tất cả sẽ được LSX giải đáp trong bài viết sau. Hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích đến các bạn.
Căn cứ pháp lý
Di chúc là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, Di chúc được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.
Khi một người lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có tài sản chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định. Đồng thời, theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc được được đưa ra làm căn cứ phân chia tài sản sau khi một người chết đi được xác định là di chúc hợp pháp và là di chúc cuối cùng mà họ lập ra trước khi chết.
Điều kiện để di chúc có hiệu lực là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay, một di chúc được xác định là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể gồm các điều kiện sau:
- Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Thế nào là giả chữ ký?
Chữ ký là một biểu tượng viết tay của con người, có thể là tên, biệt danh hay một ký hiệu bất kỳ để thể hiện dấu ấn của một người. Do vậy, chữ ký của mỗi người sẽ do chính người ấy sáng tạo ra nên thường khó có sự trùng lặp.
Giả mạo chữ ký được hiểu là hành vi tạo ra biểu tượng viết tay không thực của người khác nhằm mục đích vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác. Chủ thể thực hiện hành vi này gồm cả những người có chức vụ, quyền hạn và những người không có chức vụ, quyền hạn.
Giả mạo chữ ký hiện nay được thực hiện dưới nhiều dạng với nhiều mục đích khác nhau gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, đồng thời làm giảm uy tín của các cơ quan Nhà nước. Tùy theo hành vi và mức độ hậu quả gây ra, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự về tội tương ứng. Trong đó, hành vi giả mạo chữ ký để chiếm đoạt tài sản là hành vi phạm tội phổ biến nhất.
Cấu thành tội phạm giả mạo chữ kí theo quy định pháp luật
Khách thể tội giả mạo chữ ký
Hành vi mạo danh chữ ký của người khác xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hành vi này tác động đến các dạng tài liệu là giấy tờ, văn bản điện tử… của cá nhân, cơ quan, tổ chức tư nhân và nhà nước
Mặt khách quan
Người phạm tội có hành vi giả mạo, bắt chước chữ ký, ký hiệu của người khác trên các loại giấy tờ, văn bản điện tử…
Hành vi này dẫn đến sự sai lệch thông tin, giá trị hiệu lực của các tài liệu, văn bản gây ảnh hưởng đến trật tự quản lý của các tổ chức, cơ quan, cá nhân.
So với mức xử phạt khi vi phạm hành chính, hành vi giả mạo chữ ký của người khác sẽ cấu thành tội phạm khi hành vi người phạm tội gây tác động xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công tác quản lý.
Hành vi giả mạo chữ ký trong các loại giấy tờ mà người phạm tội hoàn toàn biết rõ không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin tưởng vào nội dung đó và tự nguyện giao tài sản, trị giá tài sản từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hay gây ảnh hưởng xấu trật tự xã hội. Hành vi làm giả chữ ký này sẽ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).
Hành vi làm giả chữ ký các giấy tờ tài liệu được sao chép như thật của cơ quan nhà nước nhằm để cho chính mình hay người khác thực hiện phạm tội trái pháp luật. Hành vi này làm giả chữ ký này sẽ cấu thành Tội làm giả, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người khác, người có thẩm quyền giả mạo chữ ký trong các loại giấy tờ, tài liệu, người thực hiện hành vi là người có chức vụ và phạm tội khi đang làm nhiệm vụ. Hành vi giả mạo chữ ký trong trường hợp này cấu thành Tội giả mạo trong công tác (Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).
Chủ thể của tội phạm
Người thực hiện hành vi mạo danh chữ ký người khác là chủ thể thường, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Một số trường hợp người thực hiện là chủ thể đặc biệt, ngoài dấu hiệu có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì còn dấu hiệu là người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, cơ quan nhà nước và đã thực hiện hành vi phạm tội trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Mặt chủ quan
Hành vi giả mạo chữ ký của người khác là hành vi cố ý trực tiếp theo khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người phạm tội hoàn toàn biết được hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
Mục đích người phạm tội thực hiện hành vi nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân.
Giả chữ ký trong di chúc bị xử lý ra sao?
Xử phạt hành chính
Tại Khoản 1 và 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên khi có hành vi giả chữ ký trong bản di chúc nhằm để thừa kế những di sản để lại được coi là đang dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người phạm tội sẽ bị tịch thu tang vật vi phạm.
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Do đó, theo quy định trên với hành vi giả chữ ký trong di chúc của người phạm tội nhằm thừa kế những di sản mà bố bạn để lại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hình phạt tù cao nhất dành cho người phạm tội này là chung thân.
Hình phạt tù dành cho người phạm tội còn phụ thuộc vào mức độ hành vi và quyết định thi hành án của tòa.
Trình tự, thủ tục thực hiện giám định chữ ký trong di chúc
Theo Chương V Luật Giám định tư pháp năm 2012, trình tự, thủ tục thực hiện giám định chữ ký cụ thể như sau:
– Bước 1: Chủ thể là người yêu cầu giám định sẽ có trách nhiệm phải gửi văn bản yêu cầu giám định:
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp sẽ cần phải được gửi kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và các bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự ở trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc là người đại diện hợp pháp của các đương sự đến cá nhân, tổ chức thực hiện việc giám định.
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung cụ thể sau đây:
- Nội dung về tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định.
- Nội dung yêu cầu giám định.
- Nội dung về tên và đặc điểm của đối tượng giám định.
- Nội dung về tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có).
- Nội dung về ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
- Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
– Bước 2: Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định:
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì các hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định sẽ được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho các chủ thể là những cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tới những cá nhân, tổ chức thực hiện giám định sẽ cần phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận cần phải có nội dung sau đây:
– Biên bản giao, nhận cần phải có thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định.
– Biên bản giao, nhận cần phải có họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
– Biên bản giao, nhận cần phải có quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan.
– Biên bản giao, nhận cần phải có thông tin về cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận.
– Biên bản giao, nhận cần phải có thông tin về tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận.
– Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Việc các chủ thể gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính sẽ cần phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Các cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu thì sẽ có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong thì cần phải lập biên bản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chủ thể là người thực hiện giám định tư pháp sẽ có trách nhiệm cần phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực bằng văn bản toàn bộ đối với quá trình thực hiện vụ việc giám định. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật sẽ cần nêu rõ tình trạng đối tượng được gửi giám định và thông tin, tài liệu có liên quan được gửi kèm theo làm căn cứ để nhằm mục đích giúp cá nhân, tổ chức thực hiện việc giám định thực hiện giám định, thời gian, địa điểm, nội dung công việc, tiến độ, phương pháp thực hiện giám định, kết quả thực hiện và sẽ cần phải có chữ ký của chủ thể là người giám định tư pháp. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp sẽ cần phải được lưu trong hồ sơ giám định.
Kết luận giám định tư pháp sẽ phải bằng văn bản.
Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định tư pháp thì bản kết luận giám định tư pháp sẽ cần phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của chủ thể là người giám định tư pháp. Trường hợp yêu cầu tổ chức cử chủ thể là người giám định thì bản kết luận giám định tư pháp sẽ cần phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ, tên của chủ thể là người giám định tư pháp và cũng sẽ cần phải có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định.
Đối với trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp thì ngoài chữ ký, họ, tên của các chủ thể là người giám định, người đứng đầu tổ chức sẽ còn có trách nhiệm phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp sẽ cần phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp.
Trong trường hợp Hội đồng giám định thực hiện giám định thì chủ thể là người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng sẽ chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.
Trong trường hợp việc giám định được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Giám định tư pháp năm 2012 quy định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể sử dụng kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp.
– Bước 3: Người yêu cầu giám định nhận kết quả giám định:
Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, các chủ thể là những cá nhân, tổ chức thực hiện giám định theo quy định sẽ có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho các chủ thể là những người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ thể là người trưng cầu, yêu cầu giám định sẽ có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc thực hiện giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành sẽ được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, việc giao nhận lại đối tượng giám định phải được lập thành biên bản.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đăng ký kết hôn không bắt buộc phải có chữ ký của hai người?
- Thủ tục chứng thực chữ ký tại Việt Nam năm 2023
- Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn có bị phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giả chữ ký trong di chúc bị xử lý ra sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như kết hôn với người nước ngoài. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Điều 638 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng như sau:
Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
Phạt tiền từ 25 – 35 triệu đồng trong trường hợp giả mạo chũ ký của công chứng viên (điểm b khoản 6 Điều 15);
Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng trong trường hợp giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực (điểm a khoản 2 Điều 34).