Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính

bởi Thanh Tri
Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính

Nghị định 144/2021/NĐ-CP được Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an ninh, an toàn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ. Theo đó với mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực hành chính mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo. Vậy, Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính có những nội dung gì?

Tại bài viết dưới đây, Luật sư X giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết “Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính”. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích.

Các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính

Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Sau đây là tóm tắt một số nội dung mức phạt mới đối với những hành vi vi phạm thường thấy ở địa phương thông báo để người dân được biết:

  • Cụ thể, phạt tiền từ 300 – 500 nghìn đồng đối với một trong những hành vi: Gây mất trật tự công cộng; thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không đổi Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân khi hết hạn, không xuất trình CMND/CCCD khi bị kiểm tra.
  • Phạt tiền từ 500 – 01 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Gây tiếng động lớn, làm ồn ào khu dân cư, nơi công cộng từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau. Không đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng. Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; Sử dụng trái phép chất ma tuý; tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng đối với một trong những hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác; tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh,…
Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính
Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính
  • Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: Sàm sỡ, quấy rối tình dục; dâm ô với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; gây rối trật tự công cộng có mang theo vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ… Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với các hành vi Sử dụng, mua bán các loại pháo, thuốc pháo trái phép, tổ chức đánh bạc.
  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng với một trong các hành vi như làm chủ lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề. Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phu kiện để sản xuất pháo; Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình.

Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Một số nội dung mới trong Nghị định số 144/2021/NĐ-CP so với Nghị định cũ số 167/2013/NĐ-CP

So với Nghị định số 167/2013/NĐ-CP trước đây, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể về đối tượng bị xử phạt hành chính, quy định thêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ; sửa đổi, bãi bỏ một số hành vi vi phạm cho phù hợp với quy định về quản lý nhà nước về PCCC, bảo đảm dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn; điều chỉnh mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ xâm hại của hành vi vi phạm; bãi bỏ hình thức phạt trục xuất đối với một số hành vi vi phạm không mang tính nguy hiểm, chưa đến mức phải trục xuất; bổ sung, lược bỏ một số biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với các quy định mới của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC; bổ sung thêm một Điều mới gồm 04 hành vi vi phạm quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về PCCC và truyền tin báo sự cố (Điều 43); bổ sung thẩm quyền xử phạt cho Trưởng phòng nghiệp vụ của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (tương đương với thẩm quyền của Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH thuộc Công an cấp tỉnh). Ngoài ra Nghị định đã quy định thẩm quyền xử phạt cho Thanh tra Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có hành vi vi phạm quy định tại Điều 49 Nghị định này.

Về điều khoản chuyển tiếp

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.

Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu đơn xin thực tập, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Nghị định số 144/2021-NĐ-CP hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình bị xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Nghị định 144/2021 có những điểm mới nổi bật nào so với trước đây?

– Tăng mức xử phạt với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung;
– Tăng mức phạt hành vi sàm sỡ hay cử chỉ, lời nói trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
– Không đổi CMND/CCCD hết hạn, phạt tiền đến 500.000 đồng.

Hành vi trồng cây khác bị xử phạt như thế nào theo nghị định số 144/2021?

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

4/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm